Tư vấn nội thất Tranh

Tranh Chân dung tự họa của Picasso và Thời kỳ xanh đen tối

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Bức tranh Chân dung tự họa được Picasso vẽ vào Thời kỳ xanh của mình, giai đoạn ông rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng bởi những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời ông.

    Bức tranh Chân dung tự họa (năm 1901) của Picasso và Thời kỳ xanh “Blue Period”

    Giống như hai họa sĩ El Greco và Vincent van Gogh, những người tiền nhiệm lừng lẫy của ông trong thể loại tranh chân dung tự họa, Picasso dường như cũng có thiên hướng thể hiện những tác phẩm tự họa, loại tác phẩm thể hình ảnh bên ngoài của người đàn ông và lột tả sự phản chiếu tâm hồn của họ, dưới con mắt của một người nghệ sĩ - là chính mình.

    Trong suốt sự nghiệp dài hơi của mình, Picasso đã vẽ ra nhiều bức họa giống nhau về bản thân, cho thấy sự tiến bộ trong suy nghĩ về cuộc sống và nghệ thuật của ông. Bức tranh chân dung tự họa này được vẽ trong lần lưu trú thứ hai của ông tại Paris vào mùa đông năm 1901, là sự kết thúc của một loạt và đánh dấu sự khởi đầu của “Blue Period” (The Blue Period được biết đến là quãng thời gian họa sĩ người Tây Ban Nha Paulo Picasso sáng tác những bức tranh sử dụng màu đơn sắc - chủ yếu là xanh dương - làm màu chủ đạo của các tác phẩm ông sáng tạo. Thời kì này, Picasso rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng. Những tác phẩm của ông đều mang một màu xanh u hoài). Ông trở lại Barcelona vào tháng 1 năm 1902. 

    >> Xem thêm: Tranh sơn dầu Nhạc công guitar già và 'Thời kỳ xanh' của Pablo Picasso

    Self Portrait, Tranh Chân dung tự họa, 1901 by Picasso

    Self Portrait, Tranh Chân dung tự họa, 1901 by Picasso

    Chi tiết bức tranh Chân dung tự họa của Picasso - nét khắc khổ của người nghệ sĩ trong những năm tháng thanh xuân

    Picasso chỉ mới hai mươi tuổi vào thời điểm đó, nhưng trông ông già hơn đáng kể trong bức tranh chân dung tự họa chính mình. Khuôn mặt của ông được thể hiện một cách hốc hác như minh họa cho những khó khăn của mùa đông Paris. Một gương mặt tái nhợt, điểm xuyết nhẹ nhàng bởi tông màu cam của môi, bộ râu lởm chởm và chiếc áo choàng có cổ cao che phủ cơ thể, làm tăng cảm giác buồn bã và cô độc tỏa ra từ chất liệu của tấm vải làm nên chiếc áo.

    Picasso với gương mặt hốc hác, khắc khổ trong bức tranh chân dung tự họa của mình.

    Picasso với gương mặt hốc hác, khắc khổ trong bức tranh chân dung tự họa của mình.

    Nhìn chung, việc sử dụng các tông màu lạnh, đặc biệt là màu tím đậm của bộ râu và ánh sáng trong tranh, những tông màu mang đến sự "thiếu sức sống" - ngoại trừ đường nét trên khuôn mặt - hoàn toàn phù hợp với hình ảnh khắc khổ của Picasso trong những năm tháng trai trẻ. Đường viền của áo khoác, được xử lý ở các khu vực rộng, thẳng đứng cách nhau bởi một đường màu đen, gợi lại sự ảnh hưởng phong cách của Gauguin. Cường độ tâm lý thể hiện trong ánh mắt u ám và có cảm giác như bị ảo giác của người nghệ sĩ gợi nhớ đến những bức chân dung tự họa của Vincent van Gogh. Tác phẩm này có một mối liên kết đáng kể với bức chân dung tự họa của cố họa sĩ Vincent van Gogh, đặc biệt là Bức Chân Dung Tự Họa với Đôi Tai Bị Băng Bó. Hình dạng của chiếc áo khoác và bố cục của bức tranh sau đó được lặp lại gần như giống hệt trong bức chân dung của Celestina.

    Trong một cách nhìn không khoan nhượng về bản thân, Picasso không giấu diếm những thử thách và khổ nạn đang bao vây người nghệ sĩ trẻ, nhưng ông ấy không rơi vào trạng thái suy sụp. Người họa sĩ Tây Ban Nha vẫn có niềm kiêu hãnh của riêng mình.

    Mua tranh Chân dung tự họa của Picasso ở đâu?

    Bạn đọc của HomeAZ.vn nếu có nhu cầu sở hữu một bức tranh nổi tiếng thế giới hoặc những bức tranh độc đáo có bản quyền khác có thể liên hệ tới HomeAZ.vn theo địa chỉ sau:

    • VPGD: Tòa 17T7 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội
    • Hotline/Zalo: 090 173 2989
    • Email: [email protected]
    Tranh Chân dung tự họa của Picasso đã có rất nhiều bản sao chép trên thế giới

    Tranh Chân dung tự họa của Picasso đã có rất nhiều bản sao chép trên thế giới

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan