Tư vấn nội thất Tư vấn sản phẩm

Phân biệt các công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano, công nghệ lọc nước ion kiềm

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Khi tìm hiểu về các công nghệ lọc nước hiện nay, người tiêu dùng thường nghe đến các khái niệm công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano và công nghệ lọc nước ion kiềm. Vậy các công nghệ lọc nước này có đặc điểm như thế nào?

    Tìm hiểu các nguồn nước và lý giải tại sao phải lọc nước

    Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trung bình một ngày, mỗi người sử dụng 3 lít nước cho ăn uống, nấu nướng và 330 lít nước sinh hoạt. Như vậy, trung bình mỗi gia đình dùng khoảng 10 lít nước cho ăn uống và 1 khối nước cho sinh hoạt mỗi ngày. Nước chiếm tới hơn 70% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Do đó, việc đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt giữ vai trò tiên quyết trong việc giữ gìn và cải thiện sức khỏe của mỗi người. Vậy nguồn nước hiện tại chúng ta đang sử dụng đến từ đâu, và tại sao cần phải lọc nước?

    Các loại nguồn nước tại Việt Nam hiện nay

    Hầu hết nước dùng cho sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay là nước máy hoặc nước giếng khoan. Các loại nước này được lấy từ nguồn nước mưa, nước mặt và nước ngầm, cụ thể:

    • Nước mặt là nước từ sông, suối, ao hồ, đại dương.
    • Nước ngầm là những loại nước được tích trong mực nước ngầm, dòng nước ngầm dưới mặt đất.

    Các nhà máy nước hiện nay đều lấy nước từ hai nguồn này, ví dụ ở Hà Nội có nhà máy nước Pháp Vân, Yên Phụ đều lấy nguồn nước ngầm. Một số nhà máy khác lấy nước mặt sông Hồng, sông Đà sau đó xử lý thô, châm clo dư và bơm vào đường ống. Như vậy việc xử lý nước không đáng kể mà chủ yếu làm nhiệm vụ cấp nước. Vì thế có những vụ như nước sông Đà cấp đến nhà dân rồi vẫn nhiễm dầu mà không được xử lý ô nhiễm.

    Ngoài ra còn có nguồn nước mưa, tuy nhiên nước mưa sẽ rửa trôi không khí và các chất ô nhiễm sẽ theo đó nhiễm vào nguồn nước.

    Các nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Các nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Tại sao cần phải lọc nước?

    Nước không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, vòng tuần hoàn của nước như sau: nước từ sông, hồ, đại dương bốc hơi lên không trung và ngưng tụ thành mây. Mây được gió đưa đi mọi nơi và dưới điều kiện áp suất, khí quyển thay đổi thì mưa rơi xuống và rửa trôi vài km không khí, cuốn theo các loại axit, bụi bẩn. Sau đó nước đó lại rơi xuống sông, suối, ao hồ, mặt đất để biến thành nguồn nước mặt, và ngấm xuống các địa tầng trở thành nguồn nước ngầm.

    Vòng tuần hoàn của nước. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Vòng tuần hoàn của nước. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Nếu rơi xuống nước mặt sẽ cuốn theo các loại rác thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp. Bất cứ thời điểm nào nước đi đến đâu cũng cuốn theo vật chất ô nhiễm đến đó, kể cả khi ngấm xuống nguồn nước ngầm vẫn cuốn theo kim loại nặng ở dưới các địa tầng và nước giếng càng khoan sâu thì càng nhiễm nhiều kim loại nặng. Như vậy không có thời điểm nào nước thoát khỏi nguy cơ ô nhiễm cả. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải lọc nước.

    Các công nghệ lọc nước gồm những công nghệ nào?

    Cách đây khoảng hơn 20 năm, từ những năm 80-90 trở về trước, hầu hết ở Việt Nam sử dụng nước giếng khoan, có thể có nước máy nhưng nước đều chỉ mới đun sôi để nguội và uống. Quá trình đun sôi này chỉ giải quyết được bài toán duy nhất: diệt khuẩn. Còn lại các vật chất ô nhiễm bao gồm kim loại nặng, độc tố,...vẫn còn nguyên chứ không mất đi.

    Sau đó vào những năm 90, người ta đã bắt đầu sử dụng những bình lọc gốm (gọi nôm na là bình Hàn Quốc, bình Korea King) bao gồm các tấm lọc gốm bên trên. Sau đó nước sẽ được lọc qua và trữ ở đáy dưới để uống dần. Loại bình này giải quyết được vấn đề: chặn những rỉ sét, bùn đất nhưng vẫn còn nguyên các kim loại nặng và độc tố nếu có. Nếu tệ hơn, bình này trở thành môi trường để nuôi vi khuẩn bởi bình không hoàn toàn kín, trong khi môi trường ẩm ướt thì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. 

    Vào những năm 2000, đặc biệt từ 2010 trở đi thì người tiêu dùng đã có xu hướng sử dụng máy lọc nước cho gia đình và nước đóng bình. Cả 2 loại đều sử dụng công nghệ RO, nước đóng bình được lấy từ những dàn lọc nước RO công nghiệp sau đó được chiết rót, đóng bình. Cả hai loại đã giải quyết được vấn đề là có nước tinh khiết cho ăn uống hàng ngày để tránh kim loại nặng, độc tố. Tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm mất chất khoáng, giảm pH trong nước và axit hóa nguồn nước.

    Chính từ nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và thấy rằng muốn biến từ nước thông thường trở thành nước tốt thì phải có cách nào đó để nước này có kiềm, có hydrogen, được bù khoáng. Những công nghệ lọc nước RO, nano cải tiến ra đời cách đây khoảng 3-5 năm. 

    Và đặc biệt, đỉnh cao nhất hiện nay là công nghệ lọc nước ion kiềm. Công nghệ này không chỉ tạo ra nước tinh khiết mà tạo ra nước pi (nước ion kiềm) với chất lượng cao hơn nữa.

    Các công nghệ lọc nước: nước đun sôi, bình lọc gốm, công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano, công nghệ lọc nước ion kiềm

    Các công nghệ lọc nước: nước đun sôi, bình lọc gốm, công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano, công nghệ lọc nước ion kiềm

    Công nghệ lọc nước RO

    Đây là công nghệ được ra đời từ những năm 60, có thể sử dụng để lọc nước tiểu cho các phi hành gia ở các trạm vũ trụ để tái tạo nước ô nhiễm thành nước tinh khiết. Trái tim của công nghệ RO là màng lọc RO. Dấu hiệu nhận biết của công nghệ RO là có bình chứa và bơm (để tăng áp lực qua màng lọc mới có thể tách được dòng và mới trở thành nước tinh khiết được). 

    Công nghệ lọc nước RO. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Công nghệ lọc nước RO. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Cấu tạo màng lọc RO: nước được đẩy qua màng lọc với áp lực rất cao để tách dòng: một bên là nước tinh khiết đi vào dòng giữa, nước thải theo đường chảy tuột theo lá màng và đi ra ngoài. Ưu điểm của công nghệ này là sử dụng được với nhiều nguồn nước khác nhau nhưng nhược điểm là mất hết khoáng và giảm độ pH trong nước. 

    cong-nghe-loc-nuoc-ro-homeaz.vn-2

    Công nghệ lọc nước nano

    Dấu hiệu nhận biết của công nghệ nano là không dùng màng lọc RO và không có bơm, thay vào đó là màng lọc UF. Khe hở của màng lọc UF lớn hơn khe hở của màng lọc RO nên không cần phải có áp lực lớn của bơm để đẩy nước qua màng. Ưu điểm của màng lọc UF là cho các ion khoáng chui qua, loại được các tạp chất, cặn bẩn nhưng nhược điểm là kén nguồn nước hơn so với công nghệ RO.

    Công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Màng lọc sợi rỗng là một thế hệ cao cấp của màng lọc UF. Màng lọc sợi rỗng có cấu tạo gồm hàng nghìn sợi rỗng giống như sợi chỉ cho phép ion khoáng chui qua. Khi đó bộ phận này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của màng lọc. 

    Màng lọc sợi rỗng của công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Màng lọc sợi rỗng của công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    So sánh ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của các công nghệ lọc nước RO và nano

    Nhiều khách hàng thắc mắc công nghệ nào tốt hơn, câu trả lời là không có công nghệ nào tốt hơn mà chỉ có công nghệ nào phù hợp so với nguồn nước và điều kiện sử dụng khác nhau.

    Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước nano. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Công nghệ lọc nước điện giải (công nghệ lọc nước ion kiềm)

    Công nghệ điện giải giống công nghệ nano ở chỗ sử dụng các màng lọc, có cả màng lọc sợi rỗng nhưng tối tân hơn bởi riêng màng lọc đã sử dụng màng từ 3 nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Bộ phận làm cho khác với RO và nano chính là ở phần điện giải. Phần lọc tạo ra nước tinh khiết nguyên khoáng, nước này được đổ vào buồng điện giải, buồng điện giải gồm các bản cực dương và âm được làm từ tatinum và platinum (titan và vàng trắng) điện giải nước, tách ion nước và kiềm hóa nước, chia nhỏ phân tử nước ra. Đây chính là điểm đặc sắc của công nghệ ion kiềm mà các công nghệ khác đều không có. Các công nghệ khác (RO và nano) nếu có lõi tạo kiềm thì cũng chỉ tạo kiềm từ hạt lọc chứ không tạo ra nhiều mức nước điện giải khác nhau như vậy. 

    Công nghệ lọc nước điện giải. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Công nghệ lọc nước điện giải. Nguồn ảnh: Thế giới lọc nước

    Ưu nhược điểm của công nghệ điện giải

    Ưu, nhược điểm của công nghệ lọc nước điện giải. Nguồn: Thế giới lọc nước.

    Ưu, nhược điểm của công nghệ lọc nước điện giải. Nguồn: Thế giới lọc nước.

    Công nghệ trọng lực lọc nước sinh hoạt

    Nhiều năm trở về trước, nhiều gia đình sử dụng bể lọc cát (gồm cát, than, thạch anh,...) trên đó có giàn phun mưa để oxy hóa bớt sắt, lọc cặn bẩn. Công nghệ này cồng kềnh, sau khoảng 1-2 năm phải lọc đổ cát rất vất vả.

    Công nghệ tiếp theo là cột lọc hở, cơ bản giống với cột lọc cát nhưng nhỏ gọn hơn, dễ thao tác hơn và có các van cốt nối tiện dụng nhưng vẫn cồng kềnh, thao tác vất vả.

    Khoảng 10 năm trở lại đây người dùng bắt đầu sử dụng các cột lọc đổ hạt. Lọc tổng đổ hạt giúp làm mềm nước, loại bỏ các tạp chất có trong nước. Nhược điểm của cột lọc này là rất cồng kềnh, khối lượng từ 70kg-100kg và phải đưa lên trên đỉnh nhà và vô cùng vất vả, khó thay vật liệu.

    Từ những nhược điểm trên, công nghệ siêu lõi lọc ra đời từ Mỹ: sử dụng các lõi lọc nhỏ gọn hơn nhưng có hiệu suất cao hơn nhiều so với các hình thức lọc cồng kềnh. Siêu lõi lọc có thể là than hoạt tính, cũng có thể là các hạt xử lý nước cứng mà không cần làm mềm.

    Công nghệ trọng lực lọc nước sinh hoạt. Nguồn: Thế giới lọc nước

    Công nghệ trọng lực lọc nước sinh hoạt. Nguồn: Thế giới lọc nước

    Giải pháp nào để tạo nước tốt?

    Hiểu được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe, HomeAZ đã hợp tác phân phối các sản phẩm của Thế giới lọc nước tới người tiêu dùng với những sản phẩm máy lọc nước đến từ các hãng cung cấp uy tín hàng đầu thế giới hiện nay như Biontech, US Topwater, Watek,...

    cac-cong-nghe-loc-nuoc-homeaz.vn

    Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm sau:

    Để được tư vấn sản phẩm phù hợp với nguồn nước của gia đình, quý khách vui lòng liên hệ Hotline/Zalo: 0901732989 để được tư vấn và hỗ trợ.

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan