Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Houzz - Website tự thiết kế nhà ở hàng đầu thế giới

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Sau hơn 10 năm thành lập, từ một start up non trẻ Houzz đã trở thành công ty công nghệ tỷ đô bằng việc đem công nghệ vào tu sửa và thiết kế nhà ở

     

    Sứ mệnh của Houzz

    Houzz cung cấp công nghệ, trải nghiệm và sản phẩm tốt nhất cho việc tu sửa và thiết kế nhà ở.

    Houzz cung cấp công nghệ, trải nghiệm và sản phẩm tốt nhất cho việc tu sửa và thiết kế nhà ở.

    Lịch sử hình thành Houzz

    Houzz - website cải tạo nhà cửa nổi tiếng của Mỹ được sáng lập bởi Adi Tatarko và người chồng của cô Alon Cohen. Năm 2000, khi cặp vợ chồng trẻ quyết định cải tạo ngôi nhà của họ ở California, họ đã nhận ra rằng công việc này khó khăn hơn họ nghĩ rất nhiều.

    Mặc dù đã có những ý tưởng trang trí nhà cửa trong đầu những việc hiện thực hóa những ý tưởng, tìm kiếm những kiến trúc sư và nhà thiết kế có thể thực hiện nó rất tốn thời gian. Cặp đôi đã thử tìm kiếm thông tin qua internet, họ nhận ra rằng có rất ít website cung cấp những thông tin mà họ cần. Từ đó ý tưởng về Houzz - một nền tảng cộng đồng cho phép người dùng có thế tự thiết kế lại căn nhà theo ý tưởng của riêng mình và dễ dàng tìm thấy những ý tưởng hay vật liệu thông qua những thông tin, hình ảnh được các kiến trúc sư và những nhà cung cấp đăng tải. 

    Alon Cohen và Adi Tatarko hai nhà sáng lập của Houzz

    Alon Cohen và Adi Tatarko hai nhà sáng lập của Houzz

    Trang web bắt đầu với 20 người dùng đều là người thân, bạn bè và những kiến trúc sư khu vực Vịnh San Francisco đang cung cấp dịch vụ của họ. Cộng đồng phát triển mạnh mẽ sau khi những chuyên gia và bạn bè bắt đầu giới thiệu Houzz cho những người khác.

    Nửa năm sau khi thành lập Adi và Alon đã nhận được sự giúp đỡ của những chuyên gia ở York và Chicago, trang web nhanh chóng chạm mốc 350 nghìn người dùng.

    Năm 2010, cặp vợ chồng đã kêu gọi được khoản đầu tư 2 triệu USD từ Oren Zeev (một nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon), cặp vợ chồng đã quyết định từ bỏ công việc của mình để tập trung cho Houzz và mở rộng quy mô công ty.

    Vào năm 2013, Houzz quyết định mở rộng thị trường ra các nước châu Âu và châu Á, công ty này đã mở 6 văn phòng mới tại nước ngoài bao gồm London, Berlin và Sydney. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng Houzz đã nhận được những khoản đầu tư lớn, tuy nhiên công ty vẫn chưa tạo ra được lợi nhuận. Tháng 1/2019, Houzz cắt giảm 10% trong số 2000 nhân viên công ty, bao gồm 110 người ở Anh và Đức, và 70 người ở Mỹ. Giới phân tích cho rằng công ty đang phát triển quá nhanh và nghi ngờ chiến lược cũng như tiềm năng của Houzz. 

    Bất chấp những tin đồn, Houzz vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện dịch vụ của mình và khẳng định hoạt động kinh doanh vẫn rất tốt. Houzz cho ra công cụ mới cho phép người dùng có thể nhìn thấy món đồ và thiết kế thực tế, cùng với đó là những video về những dự án thiết kế nhà ở cho người nổi tiếng theo ý tưởng của nam diễn viên Ashton Kutcher, một nhà đầu tư của Houzz.

    Mô hình kinh doanh của Houzz

    Phân khúc khách hàng

    Houzz có mô hình kinh doanh với thị trường đa diện, trong đó có nhiều phân khúc khách hàng phụ thuộc lẫn nhau. Các nhóm khách hàng bao gồm:

    • Chủ nhà: Những người tìm kiếm các chuyên gia thiết kế và xây dựng nhà cửa, sản phẩm nội thất và những ý tưởng thiết kế nội thấtChuyên gia cải tạo nhà cửa: Các chuyên gia thiết kế và xây dựng - những người muốn thu hút chủ nhà và người mua
    • Người bán sản phẩm nội thất: Là các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của họ đến chủ nhà và chuyên gia
    Houzz cập nhật những thông tin hình ảnh về thiết kế

    Houzz cập nhật những thông tin hình ảnh về thiết kế

    Giá trị doanh nghiệp 

    Houzz mang lại 3 giá trị chính cho người dùng: dễ tiếp cận, thuận tiện và thương hiệu.

    Houzz mang đến sự dễ tiếp cận bằng cách cung cấp thông tin về các chuyên gia cải tạo nhà cửa cho người dùng. Chủ nhà có thể dễ dàng liên hệ với người mình cần nếu họ thấy thích, các lựa chọn cũng rất đa dạng từ kiến trúc sư đến nhà thiết kế và cả nhà thầu. Houzz cũng tăng khả năng tiếp cận khách hàng cho chuyên gia bằng cách cung cấp cho họ đối tượng tiêu dùng, cho phép họ show các công trình của mình và có thể trao đổi ý kiến với các chuyên gia khác trong cộng đồng.

    Sự thuận tiện và Houzz đam lại được thể hiện thông bằng cách Houzz thu thập tất cả các tài nguyên liên quan đến cải tạo nhà cửa trong một kênh duy nhất. Website bao gồm thông tin sản phẩm, ý tưởng thiết kế, ảnh của những công trình cải tạo đã được hoàn thành, ý tưởng cải tạo nhà cửa, hướng dẫn làm DIY, thăm nhà đẹp, review của chuyên gia, các tin bài chuyên sâu về ngành và xu hướng gần đây… Hơn nữa, người mua có thể dễ dàng tìm mua những món đồ mà họ cảm thấy thích khi xem trên trang.

    Công ty có thương hiệu bởi độ phủ rộng lớn của nó. Website có hơn 1 triệu chuyên gia và đã tiếp cận đến hơn 40 triệu chủ nhà từ nhiều nước. Houzz có cơ sở khi tuyên bố mình có lượng cơ sở dữ liệu về thiết kế lớn nhất toàn cầu. 

    Các kênh tiếp cận khách hàng

    Houzz tiếp cận đến chủ nhà thông qua website và sử dụng đội sales trực tiếp để tìm kiếm những chuyên gia cải tạo nhà cửa và người bán nội thất. Bên cạnh đó, Houzz cũng quảng cáo website qua mạng xã hội và quảng cáo truyền hình.

    Quan hệ khách hàng

    Houzz hoạt động dạng tự cung cấp dịch vụ, khách hàng chủ động tìm kiếm thông tin, dịch vụ trên website mà không cần phải tương tác quá nhiều với nhân viên. Website có mục “Support” với câu trả lời dành cho các câu hỏi thường gặp và mục forum nơi người dùng có thể được giải đáp những thắc mắc, nhận được lời khuyên từ chuyên gia và những người có nhu cầu tương tự thông qua hình thức hỗ trợ bằng email. 

    Hoạt động chính

    Mô hình kinh doanh của Houzz hoạt động dựa trên 1 nền tảng chung dành cho 3 bên: chủ nhà, chuyên gia cải tạo nhà cửa và người bán nội thất. Nền tảng bao gồm 2 hình thức: website và mobile app.

    Đối tác chính

    Houzz duy trì chương trình Houzz Affiliation Badges với các đối tác. Đây là một chương trình nhằm hỗ trợ những chuyên gia và những đối tác của họ. Cụ thể những chuyên gia có tài khoản tại Houzz có thể thêm logo của những tổ chức trong ngành thiết kế và tu sửa nhà mà họ đang cộng tác vào hồ sơ của mình để tăng độ tin cậy đối với khách hàng. Ngoài ra đây cũng là một hình thức quảng bá hiệu quả cho các tổ chức, đối tác của Houzz. Những đối tác thân cận của Houzz bao gồm:

    Các tổ chức chuyên nghiệp:

    Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA)

    Hiệp hội các nhà thiết kế nội thất Mỹ (ASID)

    Hiệp hội kiến trúc sư cảnh quan Mỹ (ASLA)

    Hiệp hội các chuyên gia hồ bơi và spa

    Hiệp hội các ngành công nghiệp cảnh quan Anh

    Viện thiết kế Úc

    Hiệp hội Cảnh quan của NSW và ACT (LNA)

    Hiệp hội quốc gia về công nghiệp tu sửa (Nari)

    Hiệp hội nhà bếp và phòng tắm quốc gia (NKBA)

    Hiệp hội thiết kế quốc tế và Anh

    Hiệp hội xây dựng các thành phố sinh đôi (BATC)

    Hiệp hội xây dựng Dallas

    Hiệp hội các nhà xây dựng lớn hơn Atlanta

    Hiệp hội các nhà xây dựng nhà (HBA) của Alabama

    Hiệp hội các nhà xây dựng của Greater Cincinnati (HBA Cincinnati)

    Hiệp hội các nhà xây dựng và tu sửa nhà ở Trung tâm Connecticut

    Các trường đại học:

    Auburn University CADC

    Kansas State University

    New York School of Interior Design (NYSID)

    Rhode Island School of Design (RISD)

    Các tổ chức phi lợi nhuận

    Rebuilding Together

    Public Architecture

    Nguồn lực doanh nghiệp

    Nguồn lực chính của Houzz là nhân sự, bao gồm những nhân viên công nghệ để cập nhật nền tảng, đội ngũ sales và marketing để bán và quảng bá dịch vụ, đội ngũ chăm sóc khách hàng để hỗ trợ khách hàng. Là một startup non trẻ, Houzz phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư lên đến 213,6 triệu đô từ 17 công ty tính từ năm 2014.

    Chi phí hoạt động

    Houzz có cấu trúc dựa trên chi phí, mô hình hoạt động giảm thiểu chi phí thông qua các hoạt động tự động và cung cấp các giá trị với giá thấp. Chi phí lớn nhất là chi phí cho sales/marketing và chi phí cố định đầu tư cho văn phòng, nền tảng. Các chi phí khác bao gồm phí giao dịch và phí vận hành, chăm sóc khách hàng.

    Nguồn doanh thu của Houzz 

    Doanh thu của Houzz gồm có 3 nguồn thu chính:

    • Phí giao dịch – Công ty thu của người bán 15% phí hoa hồng để đăng sản phẩm lên website mục “Houzz marketplace” cho chủ nhà và chuyên gia.
    • Doanh thu Subscription – Chuyên gia cải tạo nhà cửa có thể được đăng miễn phí nhưng công ty cung cấp chương trình Pro+ (Chuyên gia +) nơi mà họ có thể nhận được các lợi ích kèm theo (được hiển thị nổi bật trong kết quả tìm kiếm, có nhiều cơ hội sáng tạo để làm nổi bật công trình) với mức phí đăng kí theo năm. Những chuyên gia muốn sử dụng dịch vụ này có thể liên hệ với nhân viên sales của Houzz.
    • Doanh thu quảng cáo – Công ty thu tiền quảng cáo của bên thứ ba như nhà bán lẻ toàn quốc, nhà sản xuất một mức phí để quảng cáo các sản phẩm của họ lên website và app.

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan