Giải đáp chất liệu memory foam là gì và ứng dụng của memory foam trong cuộc sống hiện nay
0 /5 của 0 đánh giá
Memory foam là chất liệu đang được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên thực chất đây là chất liệu gì và những ứng dụng cụ thể của nó trong cuộc sống ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục | Hiện
Chất liệu memory foam là gì?
Foam là gì?
Foam (hay còn gọi là bọt xốp hoặc mút) là một chất liệu nhẹ và mềm xốp, được cấu tạo bởi các bọt khí trong chất lỏng hoặc chất rắn. Thông thường, bọt khí sẽ thu được nhiều hơn từ chất lỏng. Hầu hết, các chất liệu Foam hiện nay có cấu tạo từ các chất như: H2O, Polyisocyanate, Polyol,…
Trong lịch sử, Foam đã được những người Maya và Aztec cổ đại ứng dụng từ 500 năm TCN. Đặc trưng của Foam là độ dẻo và khả năng đàn hồi cao mà hiếm những chất liệu khác có được.
Ban đầu, foam được làm từ mủ cao su tự nhiên. Mãi đến sau này, khi khoa học phát triển đã tìm ra nhiều nguyên liệu mới, Foam mới được thay thế bằng những chất hóa học, sợi tổng hợp và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy mà những ứng dụng của chất liệu này cũng được sâu rộng hơn trước rất nhiều.
Tìm hiểu chất liệu memory foam là gì?
Memory foam hay còn gọi là Mousse IQ hoặc mút hoạt tính, là một dạng mút dẻo có độ co giãn cao với tính năng chậm đàn hồi. Nghĩa là khi bạn ấn tay lên bề mặt của nó, sau khi buông tay memory foam sẽ còn lưu giữ dấu vết bàn tay bạn trong một thời gian nhất định khoảng dưới 10 giây.
Như vậy, bạn đã hình dung được chất liệu memory foam là gì. Và giờ hãy cùng tìm hiểu tiếp ứng dụng của chất liệu memory foam.
Ứng dụng của memory foam hiện nay
Memory Foam đã được NASA ứng dụng thành công trong các chuyến bay của mình để đưa phi hành gia vào vũ trụ. Và sau đó, chất liệu này đã được sử dụng phổ biến để làm lớp lót trong mũ bảo hiểm và các loại giày. Ngành y tế cũng sử dụng chất liệu này trong tay chân giả và các miếng lót cho người bị liệt.
Sau đó, memory foam thực sự tỏa sáng và lan tỏa ra các lĩnh vực khác. Hiện tại nó được ứng dụng trong gối nằm, đệm ghế gaming và đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất nệm hiện nay.
Nệm Memory foam trên thị trường hiện được xem là sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng vì những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại như giúp nâng đỡ trọn vẹn, có độ thông thoáng, kháng khuẩn cao, hỗ trợ điều trị các bệnh về cột sống, đau lưng hiệu quả.
Chính vì vậy đây là sản phẩm rất phù hợp để cải thiện giấc ngủ cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể tham khảo một vài mẫu nệm memory foam được ưa chuộng hiện nay như Nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus cao cấp...
Ưu điểm của nệm memory foam
Tối ưu sự thoải mái và hỗ trợ cơ thể
Nệm memory foam được thiết kế nhằm ôm trọn cơ thể người dùng, thay đổi phù hợp với từng hình dạng cơ thể, nâng đỡ cột sống một cách tối đa giúp cơ thể được ở trạng thái tự nhiên và thoải mái.
Nệm memory foam giúp giảm áp lực lên một điểm
Với chức năng phân phối đều trọng lượng cơ thể bạn thay vì tập trung tại một số chỗ, nệm memory foam giúp làm giảm triệu chứng mỏi và đau nhức đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.
Kháng bụi và hạn chết tích tụ các chất gây hại
Vì memory foam được cấu tạo với mật độ cao và tính chất visco-elastic nên chúng có khả năng chống bụi và hạn chế tích tụ bụi bẩn gây dị ứng cho da. Việc này sẽ giảm kích ứng đối với những người có tiền sử dễ bị dị ứng.
Nệm memory foam có độ bền
Trung bình một tấm nệm memory foam có thể có tuổi thọ lên đến 10 năm mà không bị xẹp lún. Nếu so với nệm bông ép thì tuổi thọ của nệm memory foam cao hơn rất nhiều.
Nhược điểm của nệm memory foam
Bên cạnh những ưu điểm thì nệm memory foam cũng tồn tại những nhược điểm như:
Tích nhiệt
Với những ngày trời lạnh giá, nệm memory foam chính là sự lựa chọn lý tưởng để mang đến cho bạn giấc ngủ ấm áp. Nhưng khi trời nóng bức, nó lại trở thành vấn đề của nệm memory foam. Chất liệu memory foam có xu hướng lưu lại nhiệt lượng tỏa ra từ cơ thể người dùng nên nếu trời nóng bức bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng điều hòa nhiệt độ để điều hòa thân nhiệt hợp lý.
Nệm memory thấm nước
Vì có cấu tạo từ dạng mút xốp nên nệm memory foam có độ thấm nước khá cao. Chính vì vậy bạn không nên sử dụng nệm memory foam trong môi trường ẩm ướt hoặc hạn chế tối đa việc đổ nước lên chúng. Tốt nhất hãy bọc chúng lại hoặc sử dụng các loại bọc nệm có khả năng kháng nước tốt.
Đắt tiền
Hiện nay, các loại nệm memory foam chất lượng cao thường có giá thành khá “chát”, có thể lên đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên một vài sản phẩm khác cũng có giá rẻ hơn, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Bạn có thể tham khảo Top 10 mẫu nệm foam giá rẻ dưới 10 triệu tốt nhất hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chất liệu memory foam và ứng dụng của memory foam trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về chất liệu này để ứng dụng nó vào cuộc sống.
Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt