Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Không mua bán nội thất online thì không qua được mùa dịch Covid-19

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Trong tình cảnh dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, câu nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” của triết gia Descartes đang phần nào phản ánh đúng tinh thần của phần lớn doanh nghiệp. Đến nay ngành gỗ nội thất cũng đang buộc phải tìm ra phương thức mua bán nội thất online để không chìm sâu vào khủng hoảng hay phá sản.

    Báo cáo nghiên cứu về thị trường ngành gỗ nội thất Việt Nam trong các tháng đầu năm 2020 mà HomeAZ.vn cung cấp dưới đây được thực hiện bởi Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), là báo cáo cho thấy tổng thể và xu hướng chính của thị trường gỗ nội thất tại Việt Nam qua mùa dịch COVID-19 và trong thời gian tới, rất đáng được tham khảo.

    Trong vài năm gần đây, ngành gỗ nội thất Việt Nam nổi lên như một ngôi sao sáng trên bầu trời xuất khẩu của châu Á và thế giới. Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 219 triệu USD năm 2000, thì đến năm 2019, con số xuất khẩu nhóm hàng lâm sản đã đạt hơn 11,3 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ đã đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng hai con số trong nhiều năm.

    Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ, nhưng chỉ mới chiếm 6% thị phần đồ gỗ toàn cầu, dư địa phát triển còn rất lớn. Ngành gỗ thế giới hiện trị giá khoảng 450 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Thế nên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành gỗ nội thất bị ảnh hưởng khá nặng nề.

    Tăng trưởng ổn định trong giai đoạn I của đại dịch Covid-19

    Giai đoạn I của đại dịch Covid-19, khi virus Corona mới bùng phát ở Trung Quốc, ngành gỗ nội thất chỉ bị tác động xấu lên nguồn nguyên phụ liệu, còn thị trường không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, do Việt Nam sử dụng hơn 70% nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước, phần gỗ còn lại nhập từ nhiều thị trường và không chỉ ở Trung Quốc nên ngành này không chịu nhiều nhiều thiệt hại như các ngành cơ điện hay may mặc.

    Dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc, với kim ngạch năm 2019 đạt 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trong cùng năm. Dịch viêm phổi cấp làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng.

    Trung Quốc cũng là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam. Các loại ván là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% trong tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong cùng năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng như dây đai, phụ kiện, thanh trượt, bản lề, sơn, hóa chất và một số mặt hàng kim loại khác từ Trung Quốc. Dịch viêm phổi cấp cũng làm cho các nguồn cung này bị chững lại. Lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp doanh nghiệp Việt đủ nguyên liệu từ nguồn này trong vòng 1-2 tháng nữa. Hết giai đoạn này, nếu dịch chưa dừng lại, các doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam sẽ cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế hoặc phải đình trệ sản xuất.

    Các nhà máy của Trung Quốc vận hành tại Việt Nam chưa được phép quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong tỏa dịch tại cả 2 quốc gia. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2014 đến nay, Trung Quốc có 184 doanh nghiệp đăng kí và hoạt động trong ngành. Năm 2019 có 93 doanh nghiệp của Trung Quốc tham gia xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam. Hiện tại các nhà máy sản xuất phụ kiện đã hoạt động lại, nên tính ra thì ngành gỗ nội thất vẫn có thể cầm cự được đến lúc cả 2 nước cho phép thông quan phần nào đó.

    Trung Quốc cũng là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam nhưng không phải là duy nhất.

    Trung Quốc cũng là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành gỗ của Việt Nam nhưng không phải là duy nhất.

    Ngành gỗ nội thất chịu ảnh hưởng từ giai đoạn II của đại dịch Covid-19

    Ngành gỗ nội thất tưởng chừng như là ngành ít bị ảnh hưởng nhất về đại dịch thì cũng đã bắt đầu “thấm đòn” ở giai đoạn II của đại dịch, khi virus Corona bắt đầu quét qua châu Âu và Bắc Mỹ, cũng như tàn phá 2 châu lục này một cách dữ dội.

    Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch năm 2018. Kim ngạch các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu chiếm 34% (so với 37% của năm 2018) và các mặt hàng đồ gỗ chiếm 66% (63% trong năm 2018).

    Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch từ 5 thị trường này đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành trong năm.

    Trong các thị trường này, Mỹ là thị trường lớn nhất. Năm 2019, Mỹ nhập khẩu 5,1 tỷ USD các mặt hàng gỗ từ Việt Nam, tăng 42% so với kim ngạch năm 2018. Hiện kim ngạch từ Mỹ chiếm 50% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào tất cả các thị trường. Ba thị trường còn lại là Nhật, Trung Quốc và EU có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khoảng 10-17% so với 2018. Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc bị co hẹp với kim ngạch từ thị trường này năm 2019 chỉ tương đương 85% kim ngạch của 2018.

    Năm 2019 có gần 4.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội địa. Lượng doanh nghiệp này tăng 40% so với số doanh nghiệp tham gia vào khâu này năm 2018. Trong giai đoạn 2018-2019, tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nội địa tham gia vào khâu xuất khẩu tăng 43%. Lượng doanh nghiệp FDI tham gia vào khâu này tăng 26%.

    Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TPHCM.

    Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TPHCM.

    Dọn hàng từ kệ lên mạng: Cơ hội để kiện toàn hệ thống

    Điểm lạc quan nhất hiện nay là ngành gỗ Việt Nam có khả năng bứt lên khi đối thủ lớn nhất là thị trường Trung Quốc đang “đóng băng” vì dịch bệnh. Song cơ hội vẫn chỉ là cơ hội nếu các doanh nghiệp không thể kết nối được với khách hàng vì dịch. 

    Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi "bế quan tỏa cảng" bởi dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh, kết hợp giữa các cửa hàng nội thất truyền thống và trực tuyến, đồng thời ứng dụng công nghệ trong tất cả khâu từ thiết kế, sản xuất đến thương mại. 

    Đưa sản phẩm lên sàn online được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong bối cảnh này.

    Đưa sản phẩm lên sàn online được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong bối cảnh này.

    Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận trực tiếp với khách hàng, xây dựng thương hiệu riêng và tận dụng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như VR, 3D… người mua có thể xem xét đủ 360 độ một sản phẩm cùng thông tin rõ ràng và chính xác về nó cũng như hình ảnh sản xuất ở nhà máy như thể đã được "nhìn tận mắt, sờ tận tay" như trước đây.

    Qua đó, các đối tác, dù không thể tham dự các hội chợ hoặc đến tận Việt Nam xem sản phẩm/nhà máy do dịch Covid-19, thì vẫn có thể yên tâm đặt hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam qua mạng.

    Ông Trần Việt Tiến - Ủy viên Ban Thường trực HAWA - Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM.

    Ông Trần Việt Tiến - Ủy viên Ban Thường trực HAWA - Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM.

    Các doanh nghiệp có thể cải tiến sản xuất, để làm sao những sản phẩm họ làm ra có thể tháo rời sau đó dễ dàng lắp ráp lại, nhằm tối ưu chi phí logistic lúc xuất khẩu; quản lý nhân viên làm việc từ xa trên nền tảng công nghệ thông qua 3 nền tảng là Micrsoft Team, Google và Facebook, tạo nên sự giao tiếp thông suốt giữa tất cả các bộ phận, giao nhiệm vụ rõ ràng, sử dụng các phần mềm khác nhau phục vụ cho các bộ phận khác nhau.

    Ông TRẦN VIỆT TIẾN, Ủy viên Ban Thường trực HAWA:

    Tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm đồ gỗ

    Không phải khi có dịch Covid-19 chúng tôi mới làm thương mại điện tử. Trước đó Hawa đã làm việc với Công ty FPT và các tổ chức liên quan như Silversea, Vecom, OnBrand hay Cộng đồng các giám đốc công nghệ thông tin Việt Nam (CIO)... để giúp ngành đồ gỗ chuyển đổi số, nâng khả năng cạnh tranh.

    Nhưng có thể nói, dịch Covid-19 lại là thời điểm thích hợp để cộng đồng DN chú ý, là động lực để các DN có sự tập trung nhiều hơn, làm nhanh hơn. Chúng tôi xác định, thương mại điện tử là giải pháp ngắn hạn, về dài hạn là chuyển đổi số.

    Ngành đồ gỗ có 4 giá trị. Đó là giá trị sản xuất, thiết kế, thương mại và thương hiệu. 4 giá trị này có lượng giao dịch lên đến 450 tỷ USD/năm. Hơn 20 năm qua, cộng đồng DN đồ gỗ Việt Nam tập trung nhiều đến giá trị sản xuất với giao dịch hàng năm trên thế giới là 140 tỷ USD. Do chủ yếu là sản xuất gia công và bán sỉ nên lợi nhuận thấp.

    Trong khi đó, 3 giá trị còn lại (thiết kế, thương mại và thương hiệu) mới tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm, với mức giao dịch 310 tỷ USD/năm. Vì vậy, khi làm tốt giá trị thương mại sẽ kéo theo giá trị về thiết kế và thương hiệu. Bởi muốn bán sản phẩm phải có thiết kế và thương hiệu riêng mới có thể nói là phát triển bền vững.

    Vậy tại sao lâu nay DN chưa làm? Hệ thống kinh doanh offline cần phải có năng lực tài chính mạnh, đầu tư lớn với chuỗi cửa hàng bán lẻ rộng khắp. Điều này ngoài khả năng của phần lớn DN, khi mà đa phần các DN đồ gỗ là vừa và nhỏ. Nhưng với thương mại điện tử, buôn bán online, khi có gian hàng trên Amazon, Wayfair, Alibaba... không cần DN lớn vẫn làm được. Vì vậy, Hawa đưa ra mô hình O2O, giới thiệu nhà tư vấn... khuyến khích DN kinh doanh với nhiều giá trị để có được sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn, giúp DN phát triển bền vững hơn. Nhưng để tránh thất bại, Hawa cũng khuyến cáo, giai đoạn đầu, DN nên liên kết, hợp tác với người làm chuyên nghiệp cũng như tuyển dụng những người chuyên môn cao, biết làm, nhưng tốt nhất nên qua các công ty tư vấn. Bởi thương mại điện tử cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt.

    Khi việc khai thác thương mại điện tử hiệu quả sẽ giúp khai thác tốt giá trị thương mại cũng như các giá trị về thiết kế, thương hiệu. Có như vậy mới có thể nâng cao giá trị sản phẩm đồ gỗ của DN Việt làm ra.

    Với bức tranh ngành gỗ nội thất như vậy, việc chuẩn bị bước đi chuyển mình "số hóa doanh nghiệp" là một điều cực kỳ quan trọng đối với ngành gỗ nội thất Việt Nam hiện nay. HOMEAZ.VN là một trong những giải pháp tiếp thị nội thất online toàn diện được sử dụng ở Việt Nam và đặc biệt được rất nhiều doanh nghiệp ngành gỗ nội thất hợp tác.

    HOMEAZ.VN - KÊNH TIẾP THỊ NỘI THẤT ONLINE TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM

    - Đối với người bán:

    + Doanh nghiệp: Quý doanh nghiệp có thể đăng tin quảng bá sản phẩm trên HomeAZ hoàn toàn miễn phí.

    - Đối với người mua:

    Quý khách hàng có thể tìm mua Sản phẩm nội thất; Thanh lý Nội thất; Dịch vụ Nội thất; tham khảo các mẫu Thiết kế nội thất; cập nhật thông tin mới nhất về Thị trường nội thất, Xu hướng thiết kế-nội thất...

    - Thông tin liên lạc:

    + VPGD: 17T7 Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    + Hotline: 090 173 2989 - Email: [email protected]

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan