Tư vấn nội thất Thế giới nội thất

Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala - nơi đất trời gặp gỡ

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala nằm trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với hệ động thực vật phong phú, ngay tại tâm điểm các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng, Cố đô Hoa Lư, núi Tản Sông Đà cùng với các trụ xứ Phật giáo thâm uy như chùa Hương, Yên Tử.

    Mục lục | Hiện

    Cách Hà Nội khoảng 2 tiếng di chuyển, Tam Đảo là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh, thưởng thức đồ ăn tươi ngon và khám phá nhiều thiết kế kiến trúc Phật giáo vô cùng lý thú, trong đó có Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala.

    THAM KHẢO THÊM VỀ THIẾT KẾ CHÙA VIỆT:

    Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala tọa ở thế phong thủy vững chãi, dựa vào mạch núi thiêng và hướng về biển lớn. Đây là ngôi bảo tháp đầu tiên ở nước ta được kiến lập theo kiến trúc Kim cương thừa của Phật giáo.

    Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala tọa ở thế phong thủy vững chãi, dựa vào mạch núi thiêng và hướng về biển lớn. Đây là ngôi bảo tháp đầu tiên ở nước ta được kiến lập theo kiến trúc Kim cương thừa của Phật giáo.

    Lịch sử hình thành Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala Tam Đảo 

    Trong truyền thống, Phật giáo Kim Cương thừa phổ biến tại các quốc gia vùng Himalaya như Ấn độ, Nepal, Bhutan. Đây cũng là một trong những pháp môn chính của Phật giáo Việt Nam, bên cạnh Thiền tông và Tịnh độ. Các Đại bảo tháp của Kim cương thừa luôn được kiến lập theo kiến trúc Mandala tạo không gian liên tưởng rộng lớn, gỡ bỏ khoảng cách che chắn giữa chúng sinh trong luân hồi và cảnh giới Tịnh độ nhằm đưa con người đạt đến sự giác ngộ, thoát bỏ mọi khổ ải. 

    Theo các sử liệu khảo cổ ghi lại, vùng Tây Thiên - Tam Đảo từ xa xưa đã lưu dấu ấn Kim cương thừa. Chính vì thế, vào năm 2011, Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên được khởi công xây dựng tại Khu danh thắng Tây Thiên, xã Đại Đình. 

    Đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - người đứng đầu dòng Truyền thừa Drukpa, một trường phái mới của Phật giáo Tây Tạng đã trực tiếp lựa chọn vị trí, thiết kế và yểm tâm gia trì ngôi Đại bảo tháp.

    Đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - người đứng đầu dòng Truyền thừa Drukpa, một trường phái mới của Phật giáo Tây Tạng đã trực tiếp lựa chọn vị trí, thiết kế và yểm tâm gia trì ngôi Đại bảo tháp.

    Giá trị văn hóa - lịch sử của Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala Tam Đảo

    Tọa lạc dưới chân núi Thạch Bàn, Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên là sự tái hiện Vũ trụ tương ứng với tỷ lệ của các luân xa, kinh mạch trên Thân của Đức Phật. Vì tính linh thiêng này, Đại Bảo Tháp không chỉ biểu trưng cho sự hiện thân của Đức Phật ở nhân gian mà còn là nơi vân tập của hải hội chư Phật, chư Bồ tát, Hộ pháp, Thiện thần và Không Hành Mẫu.

    Sự hiện diện của Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên được coi là kiệt tác kiến trúc Phật giáo Kim Cương thừa đầu tiên tại Việt Nam, tôn vinh giá trị tâm linh và văn hóa của Tây Thiên - Vĩnh Phúc nói riêng, của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung lên một tầm cao mới.

    Mandala là sự hợp nhất của Từ bi và Trí tuệ, tạo thành một trung tâm vũ trụ hội tụ năng lượng tinh túy của trời đất, ban nguồn ân phúc gia trì từ Tây Thiên tỏa khắp mọi nơi.

    Mandala là sự hợp nhất của Từ bi và Trí tuệ, tạo thành một trung tâm vũ trụ hội tụ năng lượng tinh túy của trời đất, ban nguồn ân phúc gia trì từ Tây Thiên tỏa khắp mọi nơi.

    Đặc điểm nổi bật trong thiết kế Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala

    Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên có chiều cao 37 m và được xây trên diện tích 1.500 m2. Kiến trúc tổng thể của bảo tháp là sự hội tụ của mười phương chư Phật và cảnh giới Tịnh độ theo mô thức vũ trụ Mandala như mô tả trong Kinh thừa và Mật thừa.

    Đại bảo tháp được thiết kế và xây dựng phỏng theo mô hình Mandala thể hiện năm loại trí tuệ của Phật (Ngũ Trí Phật) qua hình tượng 5 tháp. Tháp trung tâm hình vòm và 4 tháp nghìn Phật theo kiến trúc Bồ đề Đạo tràng, xung quanh là 16 Bồ tát cúng dường.

    Đại bảo tháp được thiết kế và xây dựng phỏng theo mô hình Mandala thể hiện năm loại trí tuệ của Phật (Ngũ Trí Phật) qua hình tượng 5 tháp. Tháp trung tâm hình vòm và 4 tháp nghìn Phật theo kiến trúc Bồ đề Đạo tràng, xung quanh là 16 Bồ tát cúng dường.

    >> Khám phá đền Sarnath - Nơi Đức Phật thuyết giảng lần đầu

    Bên trong tháp, nền của kiến trúc Mandala Tây Thiên khắc họa bốn vòng tròn đồng tâm với bốn màu: Đỏ, xanh dương, xanh lá cây và vàng tượng trưng cho bốn đại: Địa, thủy, hỏa, phong.

    Bên trong tháp, nền của kiến trúc Mandala Tây Thiên khắc họa bốn vòng tròn đồng tâm với bốn màu: Đỏ, xanh dương, xanh lá cây và vàng tượng trưng cho bốn đại: Địa, thủy, hỏa, phong.

    Chính giữa vòng tròn trên cùng là một tòa bảo điện hình vuông 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần, tiêu biểu cho Thân - Khẩu - Ý và Trí giác ngộ. Tám hướng Phật thành đạo được sơn vẽ trong tâm của bảo tháp.

    Chính giữa vòng tròn trên cùng là một tòa bảo điện hình vuông 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần, tiêu biểu cho Thân - Khẩu - Ý và Trí giác ngộ. Tám hướng Phật thành đạo được sơn vẽ trong tâm của bảo tháp.

    >> Vòng tay khắc kinh Phật có ý nghĩa gì với tâm hồn bạn?

    Cột trụ chính ở trung tâm bảo tháp còn được gọi là cây đời sống hoặc cây bồ đề, tượng trưng cho cột sống của Đức Phật và trục của vũ trụ. Cây mô tả tiến trình tu tập, giác ngộ từ khởi đầu đến khi trở thành cây Phật hoàn hảo, viên mãn. Cây Quy y truyền thừa nơi vân tập hơn 200 pho tượng Phật. 

    Cột trụ chính ở trung tâm bảo tháp còn được gọi là cây đời sống hoặc cây bồ đề, tượng trưng cho cột sống của Đức Phật và trục của vũ trụ. Cây mô tả tiến trình tu tập, giác ngộ từ khởi đầu đến khi trở thành cây Phật hoàn hảo, viên mãn. Cây Quy y truyền thừa nơi vân tập hơn 200 pho tượng Phật. 

    Khuôn viên chính của Đại bảo tháp Tây Thiên Mandala được chia thành 3 phần: Phần chân đế, phần vòm và phần hộp vuông tương ứng với thân Phật. Xung quanh mái vòm bên ngoài là 8 bảo điện nhỏ thờ Tứ Trí Phật và bốn Phật Ba La Mật.

    Tôn tượng Đức Phật A Di Đà.

    Tôn tượng Đức Phật A Di Đà.

    Tôn tượng Đức Phật Bất Không Thành Tựu.

    Tôn tượng Đức Phật Bất Không Thành Tựu.

    Tôn tượng Đức Phật A Súc Bệ.

    Tôn tượng Đức Phật A Súc Bệ.

    Tôn tượng Đức Phật Bảo Sinh.

    Tôn tượng Đức Phật Bảo Sinh.

    Nhận xét, ý kiến về Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala

    Mùa nào trong năm, Tây Thiên cũng tiếp đón khách thập phương đến hành hương, lễ Phật. Đến đây, bạn có thể cảm nhận được không khí se lạnh thoang thoảng hương trầm hòa quyện cùng hương thơm núi rừng, ngắm nhìn cảnh vật đâm chồi nảy lộc, hoa đào khoe sắc thắm…

    Đặc biệt, nếu đi vào mùa xuân, các Phật tử và du khách sẽ có cơ hội tham dự Pháp hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên được tổ chức thường niên với nhiều nghi lễ tâm linh vô cùng lợi lạc và linh thiêng của Phật giáo. 

    Ngôi Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên tràn ngập sự gia trì của mười phương chư Phật, niềm an lạc lan tỏa khắp nơi nơi.

    Ngôi Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên tràn ngập sự gia trì của mười phương chư Phật, niềm an lạc lan tỏa khắp nơi nơi.

    Kiến trúc bảo tháp có sự đối xứng về không gian, an trí chư Phật, Bồ Tát theo phương vị, tạo nên cảnh giới Tịnh độ Mandala, giúp tâm giác ngộ và trở nên thanh tịnh, một lòng hướng về Phật pháp.

    Kiến trúc bảo tháp có sự đối xứng về không gian, an trí chư Phật, Bồ Tát theo phương vị, tạo nên cảnh giới Tịnh độ Mandala, giúp tâm giác ngộ và trở nên thanh tịnh, một lòng hướng về Phật pháp.

    Bạn Mai Quyên, một du khách đến Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên chia sẻ cảm xúc với HomeAZ.vn: "Giữa những vườn su su xanh mướt, trải dài theo các sườn đồi Tam Đảo là một điểm đến thật sự ấn tượng - yên bình, tĩnh tâm vô cùng. Hoàng hôn nhìn từ nơi đây tuyệt vời lắm. Đứng từ trên cao, lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, đầu óc mình thư thái hơn rất nhiều. Mình nghĩ đã đến Tam Đảo, chúng ta hãy cố gắng trải nghiệm Mandala ít nhất một lần trước khi quay về với thủ đô ồn ào và náo nhiệt, chắc chắn sẽ thấy tâm tư sáng rõ hơn rất nhiều".

    Trong khi đó, bạn Đình Đồng - một sinh viên Sài Gòn hành hương lên Tam Đảo tâm sự: "Cho những bước chân “cuồng đi” thì khám phá Mandala Tây Thiên sẽ là thử thách đáng để thử nếu muốn chiêm ngưỡng một Tam Đảo yên bình đẹp mê hồn người vào buổi ban mai hay những chiều hoàng hôn dần tắt nắng. Xung quanh đây có nhiều ngách nhỏ thông ra rừng, dành cho những bạn trẻ ham khám phá và muốn thử thách chinh phục mình bằng hành trình xuyên rừng tìm đến với những điều mới mẻ"

    Sức hút riêng từ ngôi Đại bảo tháp trên núi Tây Thiên.

    Sức hút riêng từ ngôi Đại bảo tháp trên núi Tây Thiên.

    Các chi tiết, bài trí màu sắc, độ tương phản sáng tối hình thành nên bầu không khí linh thiêng của tâm giác ngộ.

    Các chi tiết, bài trí màu sắc, độ tương phản sáng tối hình thành nên bầu không khí linh thiêng của tâm giác ngộ.

    Ở 4 phương phụ bên ngoài an trí 4 tòa bảo tháp nghìn Phật. Mỗi tòa tháp bao gồm một tòa chính ở giữa và một tòa phụ xung quanh. Tòa chính giữa khắc họa 1 nghìn Phật Bản tôn.

    Ở 4 phương phụ bên ngoài an trí 4 tòa bảo tháp nghìn Phật. Mỗi tòa tháp bao gồm một tòa chính ở giữa và một tòa phụ xung quanh. Tòa chính giữa khắc họa 1 nghìn Phật Bản tôn.

    Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên không chỉ được kiến lập theo Mandala Ngũ Trí Phật mà còn là sự kết hợp của nhiều thể loại Mandala như: Đại Mandala, Mandala Tam Muội, Mandala Công hạnh, Ngữ Mandala được thể hiện trên hệ thống tranh bích họa.

    Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên không chỉ được kiến lập theo Mandala Ngũ Trí Phật mà còn là sự kết hợp của nhiều thể loại Mandala như: Đại Mandala, Mandala Tam Muội, Mandala Công hạnh, Ngữ Mandala được thể hiện trên hệ thống tranh bích họa.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

    Tây Thiên là miền đất thiêng được nhiều bậc Kim Cương Thượng Sư, trong đó có Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa công nhận là chốn linh địa hội tụ sinh khí, vượng khí và tràn đầy năng lượng. Quả thực, Đại Bảo Tháp Tây Thiên Mandala hùng vĩ không chỉ gọi vào lòng người lữ khách những hương sắc tươi tắn và đầy sức sống mà còn là địa điểm sẽ giúp bạn hoàn thành giấc mơ chinh phục chốn tâm linh sâu thẳm nhất trong mình.

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan