Đà Lạt thập niên 1990 dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia Nhật Bản
0 /5 của 0 đánh giá
Đà Lạt thập niên 1990 xưa kia giống như một thiếu nữ tuổi xuân thì, dáng đài các, đã từng làm xiêu lòng biết bao văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ và cả nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro… Thật quyến rũ. Thật đắm say.
Mục lục | Hiện
Đà Lạt thập niên 1990 là cả một thiên đường của kỷ niệm, của hạnh phúc
Đà Lạt mãi mãi in đậm nét trong lòng người, mỗi người một vẻ. Một bài viết của Khánh Giang năm 1959 đã nói: “Bạn có sống qua những ngày lặng lẽ u buồn ở Đà Lạt, có ngắm qua những buổi hoàng hôn nhuộm đỏ cánh đồi, có ngồi thu mình nhìn qua giọt mưa nặng trĩu rơi trên cửa kính, có dịp trầm ngâm cô độc say mê theo khói thuốc và hương vị tách cà phê phin đen ngòm, có lủi thủi dưới làn mưa bụi về đêm, có nện gót giày đều đều trên đường phố hoang vắng, có sống qua những giờ phút trống rỗng của cuộc đời và lòng có mang ít nhiều kỷ niệm đau thương, bạn mới cảm được cái 'tâm hồn' sâu xa và thấm thía của Đà thành. Và lúc ấy, bạn khó lòng mà rời Đà Lạt được nữa”.
Nỗi lòng nhung nhớ về thành phố này đã được biết bao người dàn trải thành những bức tranh vẽ, dòng hồi ký, vần thơ những âm thanh trữ tình hay những thước phim, những tấm ảnh chụp rất nghệ thuật...
Tình yêu với Đà Lạt thật muôn vẻ, dàn trải cả trên đồi cao lẫn dưới lũng thấp. Thương nhớ Đà Lạt vô vàn nhưng nhà văn Vi Khuê đã phải kết luận trong u buồn: “Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc tương đối mà con người có thể mưu cầu được cho mình, phải chăng với người dân Đà Lạt ngày nay, Đà Lạt ngày xưa đã là một thiên đường đánh mất?”.
Phải chăng đối với những ai đã từng sinh trưởng tại Đà Lạt, hay đã có một thời gian dài sinh sống ở đây hoặc chỉ là du khách ghé thăm thành phố trong một thời gian ngắn sẽ cảm nhận được rằng cái thành phố đó nếu bạn đến một lần là sẽ nhớ mãi. Ðến rồi không muốn rời đi, đi rồi lại muốn trở lại nhưng đó là Ðà Lạt thập niên 1990, Đà Lạt của 30 năm về trước.
Đà Lạt của những ngày tháng cũ đã để lại trong tận cùng tâm khảm con người những niềm thương sâu đậm và thiết tha mà Khánh Ly từng cảm nhận: "Một Ðà Lạt hiền lành như ngô khoai, trong sạch đẹp đẽ thơm như hoa hồng nhung, ngọt ngào như chuối La Ba và thủy chung như những hàng thông".
>>> Những biện pháp chống ngập lụt trong nhà vào những ngày tết mưa bão
Tình trong kiến trúc Đà Lạt thập niên 1990
Đà Lạt đã hội tụ nỗi quyến luyến một thời trên bầu trời thành phố cao nguyên, nay lại man mác dàn trải ra khắp cả bốn phương trời. Đà Lạt đậm đà, người, cảnh lại đến tình… Đà Lạt là thành phố của tình yêu. Những căn nhà thập niên 1990 nơi đây cũng mang hơi thở của tình yêu, đẹp, mang dấu ấn riêng.
Nhiều nhất và cũng đặc biệt nhất là loại nhà có khung sườn bằng gỗ tốt xây chèn gạch. Phổ biến là các nhà ở chung quanh viện Pasteur, khu biệt thự bên đường Trần Hưng Đạo, đường Huỳnh Thúc Kháng. Các tường gạch xen chèn vào các khung gỗ vẫn không nứt nẻ. Đà Lạt không có mối mọt nhiều, gỗ chỉ hư hỏng khi mục, khi thanh gỗ nào mục thì thay thanh đó mà mảng tường không hề nứt đổ.
Hòa nhập cùng với tình người, tình thiên nhiên vạn vật, tình quê hương đất nước... là tình với Đà Lạt luôn luôn trọn vẹn và mãi mãi chung thủy. Dù biết rằng Đà Lạt chỉ như một “quán trọ” một người nhiếp ảnh tạm dừng chân trong dòng đời! Những dấu ấn sâu đậm Đà Lạt thập niên 1990 xưa đã ghi khắc trong lòng người!
>>> Bánh mì Việt Nam được Google Doodle vinh danh: Sự kiện đầu tiên trong lịch sử
Xem thêm:
Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt