Tư vấn nội thất Nhân vật

Là tín đồ của lối sống xanh, học ngay cách tái chế rác thành chậu trồng cây của nữ du học sinh người Việt

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường là lối sống xanh được mọi người rất ưa chuộng. Nếu là tín đồ của lối sống xanh, chắc chắn bạn sẽ không thể làm ngơ trước cách tái chế rác thành chậu trồng cây của nữ du học sinh người Việt bên đất Đức dưới đây.

    Lựa chọn tái chế rác để có một khu vườn xanh tươi nhỏ xinh bên bậu cửa sổ

    Cô gái trẻ Lê Ngọc hiện là du học sinh chương trình thạc sĩ ở Đức cho biết, tại nơi cô đang sống thức ăn trong siêu thị còn rẻ hơn ngoài chợ và mọi thứ đều được đóng gói trong bao bì. Chuyện một người mỗi ngày thải ra một đống rác thải gồm hộp nhựa đựng rau, thịt, lon sắt đựng đồ ăn, chai thủy tinh đựng nước, chai nhựa đựng nước loại không tái chế được v.v... là chuyện thường nhật và số rác thải ra là rất lớn.

    Bản thân thấy tội lỗi mỗi khi phải vứt đi những hộp nhựa, lon sắt còn tốt như vậy nên cô đã thử các tái chế chúng thành chậu "trồng cây", để không bỏ đi bất cứ đồ gì còn chưa được tận dụng hết công năng. Đây cũng là cách cô gái trẻ ươm mầm chăm cây mà không phải đổ quá nhiều tiền vào sở thích này.

    Lê Ngọc hiện đang là du học sinh ngành Tâm lý học bậc Thạc sĩ tại Đại học Erfurt, Đức.

    Lê Ngọc hiện đang là du học sinh ngành Tâm lý học bậc Thạc sĩ tại Đại học Erfurt, Đức.

    Tái chế rác thành chậu trồng cây, hệ thống tưới tự động, phân hữu cơ và ti tỉ thứ hữu ích

    1. Lon đựng đồ ăn có thể sơn màu theo ý thích rồi tết macrame treo lên cao. Trong các lon này, Lê Ngọc trồng nhiều loại cây xen kẽ nhau từ cây hoa, rau củ quả đến các loại cây cảnh. Đặc biệt, cây củ quả đều là ăn gì thì cô giữ lại hạt trồng nấy hoặc đợi nó nảy mầm để trồng.

    Lon đựng đồ ăn.

    Lon đựng đồ ăn.

    2. Chắn gió lạnh cho mầm cây bằng cách cắt phần cổ chai nhựa và bao quanh chậu cây. Nếu trồng cây trong đất rộng hơn thì có thể cắm cổ chai vào đất, phần trên mở nắp để thông khí cho cây. Phần đáy các bạn cũng có thể làm tương tự nhưng nhớ cắt vài lỗ ở đáy để thông khí.

    Phần cổ chai nhựa.

    Phần cổ chai nhựa.

    3. Gieo mầm vào vỏ trứng, dưới đáy vỏ và đáy khay giấy các bạn đục lỗ thoát nước. Phần nắp hộp trứng kê xuống dưới cùng để thấm bớt nước. Khi nào chuyển vào chậu to hơn chút, các bạn bóp vỡ vỏ trứng rồi vùi luôn vào đất cùng là được!

    Các bé mầm chanh vàng.

    Các bé mầm chanh vàng.

    4. Tận dụng hộp sữa để trồng những cây nhỏ trước khi chuyển ra chậu lớn nhé! Nguyên tắc là cái gì đựng được chất lỏng mà không bị thấm thì đều trồng cây được. Ở dưới Lê Ngọc kê hộp nhựa đựng thịt không có lỗ để hứng nước chảy ra.

    Củ gừng để ở xó bếp tự lên mầm.

    Củ gừng để ở xó bếp tự lên mầm.

    5. Water dispenser, một dụng cụ tưới cây nhỏ giọt tự động có cách làm khá đơn giản. Tùy vào nhu cầu nước của từng loại cây mà có thể điều chỉnh được tần suất nhỏ giọt khác nhau và lựa dung tích chai nước cho phù hợp. Khi nào hết nước trong chai lại đổ đầy mỗi 5-7 ngày.

    Đây là cây phong Nhật Bản.

    Đây là cây phong Nhật Bản.

    6. Hộp nhựa đựng rau có sẵn lỗ có thể dùng trồng cây. Những đồ Lê Ngọc sử dụng đều là "rác", rác của bản thân, rác của... hàng xóm, thậm chí là rác nhặt nhạnh trên đường đi.

    Lê Ngọc ươm mầm cây hoa thược dược. 

    Lê Ngọc ươm mầm cây hoa thược dược. 

    7. Hệ thống tưới cây tự động DIY được chế tạo bằng cách chồng 2 cái cốc vào nhau sao cho sau khi chồng thì đáy của cái trên cao hơn đáy của cái dưới một khoảng. Cốc phía trên đục 2-3 lỗ thoát nước, luồn 1 sợ dây vải vào 1 trong các lỗ để dẫn nước lên. Đổ nước vào cốc dưới, đổ đất và trồng mầm cây nhỏ lên trên, sau vài ngày lại châm nước một lần.

    Cách làm hệ thống tưới cây tự động.

    Cách làm hệ thống tưới cây tự động.

    Sử dụng dây giày cũ.

    Sử dụng dây giày cũ.

    8. Tự làm phân hữu cơ bằng cách tận dụng phần thừa của rau củ, vỏ hoa quả, vỏ trứng ăn mỗi ngày. Có thể thay phần cỏ bằng giấy lộn xé vụn. 

    Tự làm phân hữu cơ để trồng cây.

    Tự làm phân hữu cơ để trồng cây.

    Thế giới đang ngày một ô nhiễm hơn, và mỗi người chúng ta cần phải hành động ngay để bảo vệ môi trường sống này. Không chỉ truyền cảm hứng tái chế rác thải vì một cuộc sống xanh, cô gái trẻ Lê Ngọc còn khẳng định niềm đam mê trồng cây của mình qua trích dẫn nổi tiếng của người đẹp Audrey Hepburn: "Trồng vườn là tin vào ngày mai".

    Ảnh: NVCC

    Xem thêm:

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan