Tư vấn nội thất Nghiên cứu

10 cách cải thiện tư duy trực quan của kiến trúc sư khi thiết kế

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Những bài tập này hy vọng sẽ giúp bạn tăng cường tư duy trực quan của kiến trúc sư khi thiết kế, người thường xuyên phải thực hiện các dự án quy mô lớn với các hình thức độc đáo và chi tiết vô hạn.

    Thế nào là tư duy trực quan của kiến trúc sư?

    Trước đây, khi nhắc đến chủ đề làm thế nào có thể cải thiện tư duy trực quan của các kiến trúc sư trong việc thiết kế không gian sống, chúng ta cần giải nghĩa tư duy nghệ thuật trong không gian sống có nghĩa là gì và tại sao nó quan trọng nhất đối với các kiến trúc sư. Tư duy nghệ thuật trong không gian sống, còn được gọi là tư duy trực quan, là khả năng thấu hiểu các hình thức và không gian ba chiều.

    Bạn còn nhớ môn hình học không gian lúc đang là học sinh trung học? Vâng, bạn cần trí tư duy trực quan cho điều đó. Công việc của đôi mắt không chỉ đơn giản là nhìn thấy hình dạng 2D, mà nó còn ra lệnh cho bộ não nhận ra hình dạng, phân tích và tìm mối liên hệ của nó với môi trường xung quanh. Vậy, tại sao điều này lại quan trọng? Ví dụ với tấm bản đồ: Bạn cần đến một nơi nào đó mà bạn chưa từng đến, nhưng bạn chỉ có một tấm bản đồ và đó là tất cả những gì có thể hỗ trợ bạn. Bản đồ là bản vẽ 2 chiều nhưng môi trường xung quanh thực tế của bạn ở dạng 3D; tuy nhiên bộ não của bạn sẽ hiểu rằng các sọc trắng trên bản đồ là con đường hay con phố, đồng bằng xanh mướt, mặt nước trong veo và khối màu xám chính là các tòa nhà. Đó là cách hoạt động của tư duy trực quan. Điều này chính là lý do tại sao các kiến trúc sư thường giỏi đọc bản đồ hơn người khác.

    10 cách tập luyện để cải thiện tư duy trực quan của kiến trúc sư

    Chắn hẳn bạn đã nghe ai đó nói rằng kiến trúc sư cần phải có trí tưởng tượng tốt. Chà, đó có lẽ là cách diễn đạt của họ về tư duy trực giác, hay khả năng hình dung một công trình trước khi nó được khởi công xây dựng và thậm chí là trước khi nó phác họa nó xuống giấy.

    Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi nhiều sự thay đổi linh hoạt giữa 2D và 3D, như trực quan hóa một công trình 3D và phác thảo nó dưới dạng 2D, sau đó thực hiện các sửa đổi trên bản vẽ 2D và mô phỏng lại chúng dưới dạng 3D. Các kiến trúc sư cũng cần phải có góc nhìn phù hợp với các hình chiếu 2D của một công trình kiến trúc, giống như các bản kế hoạch và mặt cắt ngang và sau đó tạo thành một hình ảnh 3D thô cho toàn bộ. Điều này nghe có vẻ mơ hồ với những đọc giả bình thường, nhưng với những kiến trúc sư chắc chắn sẽ thấu hiểu. Thế nhưng, thực hiện các giai đoạn ở trên với một dự án nhỏ là một điều, nhưng thực hiện nó cho các dự án quy mô lớn với các hình thức độc đáo và chi tiết vô hạn có thể là vấn đề lớn, và cách duy nhất của bạn để làm việc với nó là bằng cách tăng cường tư duy trực quan của bạn. Những bài tập này hy vọng sẽ giúp bạn.

    1. Sử dụng bản đồ để điều hướng

    Empty

    Sử dụng Google Maps, hoặc thậm chí chỉ sử dụng bản đồ giấy đã bị cũ như ở trường học, sẽ giúp nâng cao ý thức về hướng và nhận thức không gian của bạn. Tuy nhiên, tránh sử dụng GPS nếu bạn muốn nhận được đầy đủ tác dụng của việc điều hướng bằng bản đồ và thay vào đó, có thể bắt đầu sử dụng la bàn để tìm ra phương hướng.

    2. Giải câu đố

    Empty

    Khi giải câu đố trò chơi ghép hình này, bạn hãy cố gắng tưởng tượng kết quả cuối cùng và ghép các mảnh lại với nhau. Điều này cải thiện tư duy xử lý hình ảnh của bạn. Điều này cũng có tác dụng đối với khối Rubik. Ngoài ra, giải mã mê cung là một cách để cải thiện nhận thức và kỹ năng hình ảnh không gian của bạn, vì bạn cố gắng dùng não tạo bản đồ nhận thức về môi trường xung quanh để giúp bạn điều hướng.

    3. Chơi trò chơi chiến lược

    Empty

    Trò chơi chiến lược đòi hỏi kỹ năng ra quyết định, thêm vào đó chúng cũng đòi hỏi kỹ năng tư duy trực quan và đặc biệt là môn thể thao chơi cờ. Chơi cờ đòi hỏi phải suy nghĩ trước khi thực hiện bất kỳ bước nào. Người chơi cần tưởng tượng hậu quả của việc di chuyển trước khi quyết định ra nước cờ, và hình dung ra một loạt các trường hợp tiếp sau đó. Vì vậy, bộ môn này sẽ giúp bạn cải thiện tư duy trực quan một cách hiệu quả.

    4. Sáng tạo cùng những viên gạch đồ chơi

    Empty

    Tạo các hình dạng và cấu trúc khác nhau từ các viên gạch đồ chơi, như Legos hoặc Meccano, có thể nâng cao tư duy trực quan của bạn. Cố gắng định hình các loại cấu trúc khác nhau từ cùng một bộ đơn vị xây dựng và khám phá các khả năng bố trí và kết nối từ những viên gạch khác nhau có thể được tạo ra bởi các bộ phận có kích thước khác nhau có thể mở rộng tầm nhìn của bạn một cách đáng kể.

    5. Tư duy nghệ thuật

    Empty

    Các kiến trúc sư hãy phác họa nhiều bản phác thảo và vẽ càng nhiều càng tốt. Nếu bạn vẽ một cái gì đó trông rất trừu tượng, thì bạn sẽ phải sử dụng bộ não để lấy nó từ bộ nhớ của bạn và hình dung nó trong đầu. Nếu bạn có thể nhìn thấy nó, thì bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về cách sắp xếp các đường và các yếu tố khác nhau của bản vẽ để làm cho chúng có bố cục hợp lý. Tất cả các công việc này đều giúp cải thiện tư duy trực quan của bạn.

    6. Chơi game

    Empty

    Bạn sẽ thích bài kiểm tra chơi trò chơi điện tử này, đây có thể là một trò chơi tốt cho trí thông minh về cách xử lý không gian của bạn, đặc biệt là các trò chơi nhập vai trong đó người chơi đảm nhận vai trò của các nhân vật chính và bắt đầu điều hướng. Trong các trò chơi như vậy, người ta có thể cần theo dõi bản đồ, tìm lối tắt, ghi nhớ các tuyến đường, v.v. tất cả đều tốt cho việc phát triển trí nhớ và nhận thức không gian.

    7. Tạo hình từ mây

    Empty

    Đó là một trò chơi vui nhộn đơn giản mà bạn có thể đã làm khi còn nhỏ, nhìn lên bầu trời và hình dung các hình dạng từ những đám mây. Đây thực sự không chỉ là về những đám mây mà nó là một con vật hay một đồ vật gì đấy. Bạn có thể luyện tập bằng cách lắp ráp những đồ vật xung quanh bạn thành một khối hình trừu tượng, như sách xếp chồng kỳ lạ, cành cây hoặc thức ăn.

    8. Phân tích hình ảnh

    Empty

    Phương tiện truyền thông xã hội đã biến hành động xem những bức ảnh thành một hành động hàng ngày giống như ăn và ngủ. Tuy nhiên, những gì chúng ta làm chỉ đơn giản là nhìn thấy một bức ảnh và cuộn xuống để xem những tin tức khác, giống như nhìn thoáng qua. Vậy làm thế nào về việc biến thói quen hàng ngày này thành một hoạt động hữu ích. Hãy thử xem những gì đằng sau bức ảnh, hình nền của nó, cách nó được chụp, thời điểm nó được chụp. Bài tập phân tích hình ảnh này đáng chú ý có thể tăng tư duy trực quan của bạn.

    9. Xây dựng một Cung điện Tâm trí

    Empty

    Kỹ thuật 'cung điện tâm trí' hoặc phương pháp của Loci sử dụng các kỹ năng hình dung và trí nhớ không gian để nhớ lại các mẩu thông tin. Ví dụ, bạn có thể nhớ tên của các bạn học cấp hai bằng cách lấy hình chụp kỷ yếu của lớp và xem qua, tiếp đến là nhớ mọi người bằng chỗ ngồi của họ. Bài tập này chủ yếu nhằm cải thiện trí nhớ; tuy nhiên, việc sử dụng chuyên sâu cho các kỹ năng hình dung và bộ nhớ không gian chắc chắn cũng cải thiện chúng.

    10. Tạo câu chuyện từ hình ảnh

    Empty

    Để tạo ra những câu chuyện chỉ từ hình ảnh, mà không có sự trợ giúp của văn bản, chúng phải thực sự cảm xúc. Điều này có thể là một thách thức không nhỏ, nhưng nếu bạn kiên trì với bài tập cuối cùng này, bạn có thể trở nên đáng ngưỡng mộ về nó. Nếu bạn biết các yếu tố làm cho hình ảnh có thể đọc được, thì bạn có thể tạo bố cục câu chuyện và bằng cách đưa nó lên cấp độ tiếp theo, bạn có thể tạo các không gian và kế hoạch có thể đọc được.

    Lời kết

    Những bài tập này chủ yếu dựa trên thói quen hàng ngày hoặc các các bài tập được thực hiện khá thường xuyên. Vì vậy, biến chúng thành các hoạt động hữu ích có thể giúp sự nghiệp kiến trúc của bạn được thăng hoa. Nó sẽ làm cho khả năng nhạy bén trong suy nghĩ của bạn dễ dàng hơn và nhanh hơn, bên cạnh đó nó sẽ cải thiện chất lượng thiết kế của bạn. Tư duy trực quan ngày càng tốt sẽ giúp bạn tạo ra các không gian có bố cục tốt thân thiện với người dùng, các nhiệm vụ đặt ra không kém phần thách thức nhưng cần thiết và hữu ích cho các kiến trúc sư.

    Theo Arch2o

     

    Xem thêm:

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan