Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Sự thật đằng sau về bức tranh Phòng Ngủ Ở Arles của danh họa Van Gogh

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Bức tranh Phòng Ngủ Ở Arles - Bedroom in Arles vẽ lại cảnh phòng ngủ của Van Gogh, tại số 2, Place Lamartine, thành phố Arles, Pháp.

    Phòng ngủ ở Arles - Nơi chứng kiến bi kịch của thiên tài Van Gogh

    Phòng ngủ ở Arles - Bedroom in Arles là chùm ba phiên bản tranh sơn dầu của họa sĩ người Hà Lan, Vincent van Gogh. Bức tranh vẽ lại cảnh phòng ngủ của Van Gogh tại số 2, Place Lamartine, thành phố Arles, Pháp, nơi còn được biết đến với tên gọi là Ngôi nhà màu vàng.

    Đây là nơi Van Gogh đã sống trong hơn một năm ở Arles. Tại đây ông đã vẽ nên những tác phẩm nổi tiếng như chùm tranh Hoa Hướng Dương, chân dung Paul-Eugène Milliet, Cánh Đồng Nho Đỏ,... Cũng tại đây, Van Gogh đã kết bạn và làm việc cùng họa sĩ người Đan Mạch Christian Mourier-Petersen, sĩ quan tên là Paul - Eugène Milliet.

    Chân dung tự họa 1887

    Chân dung tự họa 1887

    Đây cũng là nơi họa sĩ Paul Gauguin và Van Gogh đã sống và làm việc cùng nhau trong suốt 11 tháng, tuy nhiên do những bất đồng về quan điểm nghệ thuật, hai họa sĩ đã có những tranh cãi gay gắt. Cuối cùng thì Gauguin rời khỏi Arles, còn Van Gogh đã tự cắt tai của mình vào ngày 23 tháng 12 năm 1888 và phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. 

    Van Gogh trở lại Nhà Vàng vào tháng 1 năm 1889, nhưng ông liên tục phải đến bệnh viện vì gặp ảo giác, thời gian này Van Gogh còn mắc chứng hoang tưởng khi nghĩ mình bị đầu độc.

    Sau khi nhận được yêu cầu từ những người hàng xóm, cảnh sát đã đóng cửa ngôi nhà của Van Gogh vào tháng 3 năm 1889. Tháng 4 năm 1889, Van Gogh dọn về căn phòng của bác sĩ Felix Rey sau khi những trận lụt làm hư hại các tác phẩm của ông và để tiện cho việc trị bệnh động kinh. 

    Những sự thật về bức họa Phòng ngủ ở Arles 

    Ba phiên bản khác nhau của bức họa hiện đang được lưu trữ tại ba bảo tàng khác nhau

    Van Gogh đã vẽ tất cả 3 bức tranh Phòng ngủ ở Arles, bức đầu tiên được vẽ vào tháng 10 năm 1888, đã bị hư hại sau trận lụt và em trai Theo đã khuyên ông vẽ lại bức tranh trong khi chờ đợi bức họa cũ được sửa lại. Van Gogh đã sáng tạo 2 phiên bản sau vào tháng 9 năm 1889 thay vì chép lại. Hiện tại ba phiên bản tranh Phòng Ngủ Ở Arles đang được lưu giữ tại 3 bảo tàng khác nhau.

    Phiên bản đầu tiên của bức họa Phòng Ngủ Ở Arles được Van Gogh vẽ vào tháng 10 năm 1888 bằng chất liệu sơn dầu, kích thước 72 x 90 cm, bức tranh hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan.

    Phiên bản đầu tiên của bức họa Phòng Ngủ Ở Arles được Van Gogh vẽ vào tháng 10 năm 1888 bằng chất liệu sơn dầu, kích thước 72 x 90 cm, bức tranh hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan.

    Phiên bản thứ 2 của bức tranh hiện đang được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Chicago

    Phiên bản thứ 2 của bức tranh hiện đang được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Chicago

    Phiên bản thứ 3 có kích thước nhỏ hơn 57.5 x 74 cm, Van Gogh đã tặng bức tranh cho mẹ và chị gái của mình, Willemien. Hiện bức họa đang được trưng bày tại Bảo tàng Orsay, Paris

    Phiên bản thứ 3 có kích thước nhỏ hơn 57.5 x 74 cm, Van Gogh đã tặng bức tranh cho mẹ và chị gái của mình, Willemien. Hiện bức họa đang được trưng bày tại Bảo tàng Orsay, Paris

    Van Gogh chính là người thiết kế, bài trí cho căn phòng

    Bức tranh mô tả phòng ngủ của Van Gogh trong Nhà Vàng, căn phòng được trang trí bằng những đồ nội thất bằng gỗ thông đơn giản và những bức tranh do chính Van Gogh vẽ.

    Phòng Ngủ Ở Arles không đơn thuần thể hiện quan điểm nghệ thuật của Van Gogh, toàn bộ nội thất, cách trang trí và sắp xếp trong căn phòng đều xuất phát từ ý tưởng và được thực hiện theo yêu cầu của Van Gogh. Nội thất đơn giản và màu sắc tươi sáng của căn phòng mang lại cảm giác về giấc ngủ và sự nghỉ ngơi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những mảng sơn dày được áp dụng các mảng màu sáng tương phản khiến cho căn phòng trở lên nổi bật.

    Chân dung họa sĩ Eugène Boch

    Chân dung họa sĩ Eugène Boch

    Chân dung sĩ quan Paul-Eugène Milliet

    Chân dung sĩ quan Paul-Eugène Milliet

    Hai bức chân dung treo trong phòng ngủ do chính Van Gogh vẽ là chân dung hai người bạn của Van Gogh là họa sĩ Eugène Boch và sĩ quan Paul-Eugène Milliet.

    Van Gogh áp dụng sai định luật về phối cảnh?

    Mặt bằng của căn phòng có dạng hình thang, không phải hình chữ nhật khiến cho phối cảnh có chút kỳ quặc. Dựa vào tranh vẽ Nhà Vàng, có thể dễ dàng nhận thấy một góc của căn nhà hơi bị lệch khiến bức tường phía sau xuất hiện góc cạnh lạ lùng.

    Dễ dàng nhận thấy một góc của căn nhà hơi bị lệch, điều này lý giải cho việc góc tường của căn phòng có chút lạ lùng.

    Dễ dàng nhận thấy một góc của căn nhà hơi bị lệch, điều này lý giải cho việc góc tường của căn phòng có chút lạ lùng.

    Tuy nhiên, những đồ vật khác trong phòng dường như nghiêng lên vì Van Gogh không áp dụng chính xác các định luật về phối cảnh. Van Gogh có mục đích riêng khi làm vậy, trong một bức thư gửi cho người em trai Theo, Van Gogh đã chia sẻ rằng, ông đã làm phẳng nội thất và bỏ đi những cái bóng của đồ vật để bức tranh của ông giống một bức họa mang phong cách nghệ thuật Nhật Bản hơn. 

    The Courtesan được Van Gogh vẽ vào năm 1887, Ông vẫn rất ngưỡng mộ kỹ thuật của các nghệ sĩ Nhật Bản và đã nhiều lần nhắc đến họ trong những lá thư gửi cho người em trai Theo

    The Courtesan được Van Gogh vẽ vào năm 1887, Ông vẫn rất ngưỡng mộ kỹ thuật của các nghệ sĩ Nhật Bản và đã nhiều lần nhắc đến họ trong những lá thư gửi cho người em trai Theo

    Van Gogh rất hài lòng với bức tranh họa của mình, ông đã từng nói: “Khi tôi nhìn thấy bức tranh của mình một lần nữa sau khi bị bệnh, thứ dường như tốt nhất với tôi là phòng ngủ.”

    Bạn đọc của HomeAZ.vn nếu có nhu cầu sở hữu một bức tranh chép nổi tiếng thế giới hoặc những bức tranh chép độc đáo có bản quyền khác có thể liên hệ tới HomeAZ.vn theo địa chỉ sau:

    • VPGD: Tòa 17T7 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội
    • Hotline/Zalo: 090 173 2989
    • Email: [email protected]

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan