Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Điều gì khiến bức tranh sơn dầu nổi tiếng 'Guernica' trở thành tác phẩm có sức ảnh hưởng nhất của Picasso

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Tám mươi năm về trước, Pablo Picasso nhận một yêu cầu mà đã mãi mãi thay đổi sự nghiệp của ông. Đó chính là việc tạo ra bức tranh sơn dầu nổi tiếng có tên là "Guernica" - tác phẩm có sức ảnh hưởng nhất của ông.

    Nền Cộng hòa Tây Ban Nha - lúc bấy giờ đang trải qua cuộc nội chiến đầy đau thương chống lại nhà độc tài sau này là Francisco Franco - đã yêu cầu Picasso, một trong số những nghệ sĩ nổi tiếng, tạo nên một bức tranh cho gian hàng của đảng mình tại Triển lãm Quốc tế Paris năm 1937. Tác phẩm của ông có tên là Guernica, một bức tranh cỡ lớn, một huyền thoại được lấy cảm hứng từ vụ đánh bom một thị trấn nhỏ của xứ Basque. Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Museo Nacional Centro de Arte Reina Sofía tại Madrid. 

    Trong khi nhiều tác phẩm của Picasso đã được tôn lên thành kiệt tác - ví như Les Demoiselles d'Avignon (1907), tác phẩm được cho là đã khởi đầu phong trào nghệ thuật trừu tượng tại phương Tây - Guernica vẫn nổi bật trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của tác giả. Tại sao riêng bức tranh này đã gây ấn tượng với nhiều thế hệ người xem? 

    Empty

    Các trải nghiệm nghệ thuật dẫn đến sự hình thành ý tưởng của Guernica 

    Trong một cuộc triển lãm tại Reina Sofía để kỷ niệm 80 năm ngày tạo nên và trưng bày bức tranh sơn dầu Guernica, mang tên "Sự thương hại và khủng bố: Con đường mang Picasso đến Guernica," những người phụ trách Timothy James Clark và Anne M. Wagner đã nghiên cứu về quá trình sáng tác của vị họa sĩ một thập kỷ trước khi vẽ nên tác phẩm. Những chủ đề trước đây bao gồm các cảnh nội thất và mô tả phụ nữ từ giữa những năm 1920 và 30, hai chủ đề thường thấy trong tác phẩm của Picasso cuối cùng đã được thể hiện ở Guernica. 

    Vào giữa những năm 20, khoảng thời gian Picasso tham gia chủ nghĩa Siêu thực, ông đã vẽ tranh nội thất cùng sự sống bất động, với những vật thể như nhạc cụ và trái cây. Ban đầu, những tác phẩm này truyền tải sự khoái lạc. Nhưng, theo lời lý giải của Wagner, không gian nội thất sớm trở nên ngột ngạt. "Niềm vui của nó dường như đã cháy rụi thành than," cô nói. "Nó đã trở thành sân khấu cho một tuồng diễn." 

    Sự thay đổi này xảy ra giữa những nỗ lực phục hồi Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đầy hỗn loạn ở Mỹ và châu Âu, những năm trước sự kiện sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929. Trong thời gian này, Picasso và những họa sĩ Siêu thực đang đào sâu vào khoảng tối của tâm lý con người. "Picasso biết rất rõ rằng đã là con người thì phải bao gồm nỗi khiếp sợ, thảm kịch, sự tha hóa và bạo lực”, Wagner lưu ý thêm, "và ông ấy tin tưởng sâu sắc rằng tâm lý là một nơi mà trong đó con người thể hiện nên tiềm thức." 

    Tác phẩm Ba vũ công (1925), một bức tranh lớn hiện đang thuộc về bộ sưu tập của Tate, là một ví dụ điển hình về tác phẩm của Picasso trong thời đại này. (Wagner lưu ý rằng, sau này trong cuộc sống, Picasso coi đó là tác phẩm vĩ đại nhất của ông.) “Đó là một bức tranh hoang dại, chứa đầy sự dư thừa,” Wagner nói. “Đối với Picasso, hiện giờ những gì bên trong căn phòng không còn là vật thể bất động, mà là cơ thể của phụ nữ, giờ được đối xử theo một cách vô cùng phức tạp và mới mẻ.” 

    Picasso cùng với bức Guernica trong xưởng vẽ của mình

    Picasso cùng với bức Guernica trong xưởng vẽ của mình

    Mặc dù có nhiều tin đồn về việc Picasso tạo nên Guernica với tốc độ thần kì, bức vẽ không tự dưng mà có. Đó là kết quả của nhiều năm sáng tác nghệ thuật, cũng như sự quan tâm của chính tác giả đối với nền chính trị Tây Ban Nha đầy căng thẳng, nơi gia đình ông vẫn đang sinh sống. 

    Trong khi các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra cho gian hàng của Cộng hòa Tây Ban Nha được dự tính sẽ mang chức năng như công cụ chính trị (tác phẩm do chế độ chống-phát-xít chế tạo), nhưng theo kế hoạch ban đầu của Picasso, ông không để tác phẩm của mình mang màu sắc chính trị, ít nhất là trên danh nghĩa. Theo Wagner, vị danh họa đã phải rất băn khoăn về những gì ông nên vẽ. Những bản phác thảo ban đầu cho tác phẩm mô tả một người họa sĩ trong xưởng vẽ của anh ta, đối diện với một người mẫu khỏa thân đang ngả người trên ghế sofa. 

    Chính một bi kịch đã khiến ông ấy thay đổi lập trường.

    Vụ đánh bom Guernica và bức tranh sơn dầu nổi tiếng Guernica

    Vào ngày 26 tháng 4 năm 1937, Franco ra lệnh cho Quân đoàn Condor của Đức Quốc xã (được quân Đức cho Franco mượn) để đánh bom thị trấn Guernica nhỏ bé. Đó là một ngày có phiên chợ; người dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, tập trung ngoài trời ở các quảng trường công cộng. Vốn là nơi đầu tiên nền dân chủ được thành lập ở vùng Basque của Tây Ban Nha, thị trấn này là một mục tiêu tượng trưng. Vụ đánh bom tàn bạo, giết chết hàng trăm người (một con số gây tranh cãi, và có những báo cáo khác nhau giữa con số 200 và 1.700 người) và số người bị thương lên đến 900, đây là trường hợp đầu tiên trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, trong đó một thành phố tự vệ bị tấn công. 

    "Một trong những điều bạn có thể ngay lập tức thu nhặt được từ toàn bộ hình ảnh xung quanh cuộc Nội chiến Tây Ban Nha là có một nhận thức rất công khai về những gì đã xảy ra với các người dân - phụ nữ và trẻ em," Wagner lưu ý. Thật vậy, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha là cuộc chiến đầu tiên có một quân đoàn báo chí trên tuyến đầu, và như vô số người khác, Picasso mở tờ báo buổi sáng ở Paris vào ngày 27 tháng 4 và nhìn thấy những hình ảnh thảm khốc của tro tàn Guernica. 

    Mặc dù Picasso đã từng là một người theo cánh tả, ông đã tạo ra hai bản in khắc, có tựa đề Giấc mơ và Sự giả dối của Franco (1937), tác phẩm sau này được tái bản và bán để gây quỹ cho đảng Cộng hòa — vụ đánh bom tác động đến ông một cách mạnh mẽ. Và vào ngày 1 tháng 5, ông đến phòng vẽ của mình trên đường Rue des grands Augustins, và bắt đầu phác họa cho bức tranh đã được đặt hàng. 

    Đến giữa tháng 6, sau khi công việc đã hoàn thành; họa sĩ siêu thực Dora Maar đã thu thập các bản lặp lại khác nhau của bố cục trong một loạt các bức ảnh. Vào tháng 7, Picasso đã bàn giao tác phẩm cho gian hàng của nền Cộng hòa, và nó nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của buổi triển lãm cùng với bức họa Đài phun nước Mercury của Calder (1937) và The Reaper (1937) của Miro ở hai bên.

    Bức tranh sơn dầu nổi tiếng Guernica - Bức tranh về Bi kịch của Con người 

    Guernica khắc họa một mớ hỗn độn điên rồ gồm sáu nhân vật (bốn người phụ nữ, một người đàn ông và một đứa trẻ), một con ngựa và một con bò đực; các hành động diễn ra trong một không gian chật chội, với trần thấp, dưới một đèn trên đầu có vẻ như đang tỏa sáng. Trong khi đó, theo Wagner chỉ ra, những dấu vết của các tác phẩm đầu tiên của Picasso (nội thất của xưởng vẽ của người nghệ sĩ) vẫn có thể quan sát được, cảnh tượng này rõ ràng có thể hiểu là hậu quả về tình cảm và thể chất của chiến tranh và bạo lực. 

    Empty

    Dù Picasso chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng với công chúng hệ biểu tượng đằng sau mỗi nhân vật và đồ vật của bức tranh Guernica (“Tùy vào công chúng muốn nhìn những thứ họ muốn nhìn thấy”, ông từng nói), phần lớn có thể hiểu được thông qua hình ảnh bề ngoài. Song song đó, qua hàng thập niên, các sử gia đã tranh cãi dữ dội về ý nghĩa phía sau gần như từng nét vẽ.

    Rõ ràng nhất có lẽ, là những biểu cảm đầy nhăn nhó của những người phụ nữ, đang quằn quại trước nỗi đau về thể chất và nỗi thống khổ về tâm hồn. "Bạn có thể thấy được những nét vẽ biến dạng của Picasso là phương tiện thể hiện nỗi đau và sự đau khổ,” Wagner giải thích. Vị danh họa truyền đạt sự tuyệt vọng của con người thông qua hình ảnh lưỡi với đường nét sắc nhọn; và nỗi buồn qua đôi mắt hình giọt nước mắt. 

    Ở bên trái, một người phụ nữ đang than khóc bầu trời trong khi đang ôm một đứa trẻ vô hồn, mềm rũ trong vòng tay mình; một người phụ nữ khác gào thét và vươn cao cánh tay của cô ấy khi cả người bị nuốt chửng trong đám lửa; một người khác xuất hiện từ một cửa sổ mở, tay cầm một ngọn đèn. Người phụ nữ thứ ba này đôi khi được hiểu là dấu hiệu của hy vọng. Mỗi người phụ nữ được khắc họa qua các hình dạng vô định hình và những góc nhọn nhô ra, cơ thể của họ vừa đắp vá lại với nhau nhưng cùng một lúc lại vỡ vụn. 

    Trên sàn nhà, một nhân vật được xác định là một người lính, từng phần cơ thể nằm rải rác - có lẽ là một thành viên Cộng hòa đang tháo chạy. Cánh tay bị cắt lìa của anh ta chằng chịt những vết thương. Một tay nắm chặt - biểu tượng của đảng Cộng hòa — gần cạnh một thanh kiếm gãy. 

    Chiếc đèn trên cao đã được hiểu như là biểu tượng của một quả bom, mặc dù những người khác cho rằng hình dạng của nó (tạo hình như một con mắt, với bóng đèn là con ngươi) như thể ánh mắt của chúa trời. 

    Con bò và con ngựa được hiểu theo những cách giải thích khác nhau. Hầu hết suy đoán liên quan đến vai trò của động vật trong trận đấu bò truyền thống của Tây Ban Nha, nơi những con ngựa trở thành mục tiêu không mong muốn, và con bò bị thương đến chết. Ngược lại, một số lại đưa ra giả thuyết rằng con bò, một con vật không có biểu hiện tình cảm và thể chất như những nhân vật còn lại, là một biểu tượng của Franco hoặc chủ nghĩa phát xít. Vẫn còn những người khác tin rằng con bò là đại diện cho di sản Tây Ban Nha - một nhân chứng vững chắc cho bi kịch. 

    Tuy nhiên, ngôn ngữ trực quan của Picasso vượt trên cả các chi tiết của duy nhất tấn bi kịch Tây Ban Nha để trở nên một biêu tượng phổ quát. “Nó to lớn, mãnh liệt và cụ thể — bạn biết điều đang xảy ra về nỗi đau và chết chóc. Nhưng đó không phải là trường hợp bạn sẽ nói 'Aha, đó là Tây Ban Nha', ”Wagner lưu ý. "Nó có khả năng ứng dụng tuyệt vời bởi vì nó có vẻ phù hợp với nhiều bối cảnh khác nhau." 

    Chương trình hiện tại tại Reina Sofía được đặt tên theo những cảm xúc khác nhau mà bức tranh gợi tả: sự đáng thương và khủng bố. "Nó làm cho bạn cảm thấy một số bi kịch của sự tồn tại của con người," Wagner nói. "Nếu bạn cũng có thể cảm thấy nỗi kinh hãi và thương hại cho hoàn cảnh đó, bạn đã có sự tham gia đầy đủ, tận tâm với trải nghiệm đó." 

    Guernica trong trí tưởng tượng công chúng  

    Sau khi kết thúc hội chợ triển lãm Paris, bức tranh sơn dầu nổi tiếng Guernica đã đi lưu diễn khắp châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, khi Franco nắm toàn quyền và đảng Cộng hòa thất bại, bức tranh vẫn tiếp tục du hành, và giúp gây quỹ cho những người tị nạn Cộng hòa Tây Ban Nha đã bỏ chạy khỏi đất nước. Bức họa được giới thiệu trong triển lãm khảo sát Picasso năm 1939 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, và Picasso quy định rằng MoMA đóng vai trò giám hộ của Guernica. 

    Từ năm 1939 đến năm 1952, Guernica đến các viện nghệ thuật trên khắp nước Mỹ; sau đó, bức họa đã được trưng bày tại Brazil và khắp Tây Âu - cho đến năm 1958, khi nó được trả lại cho MoMA và được coi là không còn phù hợp để mang đi khắp nơi nữa. Qua nhiều thập kỷ liên tục phải vận chuyển, bao gồm cả việc bị kéo dài đã làm bức tranh xuống cấp. Bức họa vẫn ở New York cho đến năm 1981. 

    "Chúng tôi cho rằng Guernica là biểu tượng của chiến tranh hiện đại", Wagner cho biết thêm rằng trong việc tổ chức triển lãm kỷ niệm lần thứ 80, họ bắt gặp những hình ảnh cho thấy sự tái tạo kiệt tác của Picasso được thực hiện trong các cuộc biểu tình trên khắp thế giới, từ Calcutta đến Ramallah Phía Nam Carolina.

    Đổi lại, như với nhiều tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, các nghệ sĩ đương đại bắt đầu phản ứng với Guernica trong công việc của mình, ứng dụng hình ảnh của nó để thể hiện các chủ đề về chiến tranh và bạo lực. 

    Di sản của bức tranh sơn dầu nổi tiếng Guernica

    Lúc Picasso vẫn còn sống, ông hiểu được uy lực chính trị của Guernica. Ngay từ năm 1939, khi Thế chiến II nổ ra, ông bị Quốc xã giám sát, do ít nhất một phần thông điệp vang dội của Guernica. Người ta nói rằng một người lính Đức Quốc xã đã từng đến thăm xưởng tranh của Picasso ở Paris, chỉ vào một bản sao của Guernica trên tường, và hỏi nghệ sĩ, "Ông đã làm điều đó?" . Picasso trả lời: "Không, mà chính là ông." 

    "Ông ấy phải đứng lên vì bức tranh này," Wagner giải thích. “Số phận của nó đã trở thành thứ gì đó buộc ông ta phải rất quan tâm. Ông biết rằng ông đã làm điều gì đó độc đáo và quan trọng, và ông biết điều đó giống như việc biết tên ông là Pablo thì ông không thể quay lại Tây Ban Nha.” Để đảm bảo an toàn cho bức tranh, anh ta soạn thảo 1 văn bản pháp lý trong đó nói rõ bức tranh không nên trở về Tây Ban Nha cho đến khi dân chủ được thành lập ở đây. 

    tranh-son-dau-picasso-homeaz.vn.2

    Năm 1981, sáu năm sau khi Franco qua đời, và tám năm sau khi Picasso qua đời, cuối cùng bức tranh sơn dầu nổi tiếng Guernica đã trở về Tây Ban Nha. Tây Ban Nha vẫn là một quốc gia phân cực, vốn đang phục hồi từ gần bốn thập kỷ độc tài, bức tranh được trưng bày sau một lớp kính chống đạn. 

    Tấm kính đã được gỡ bỏ vào năm 1995, nhưng sức mạnh chính trị thô của Guernica không hề thay đổi. Ví dụ, năm 2003, sự tranh cãi đã nổ ra khi một bản bản sao trên thảm của Guernica tại Liên Hợp Quốc ở New York được che phủ bởi một bức màn màu xanh. Nó sẽ là tấm màn cho Colin Powell khi ông phát biểu đề nghị Mỹ tham gia vào cuộc chiến ở Iraq. (Có những báo cáo mâu thuẫn về lý do che đậy, với một số quan chức của LHQ tuyên bố các phóng viên đã thấy bức tranh bị phân tâm một cách trực quan trên máy ảnh.) 

    Wagner lưu ý rằng Picasso đã thực hiện các công trình chính trị quan trọng sau Guernica, mặc dù không tác phẩm nào có thể đạt được sự tiếp xúc và cộng hưởng tương tự. Guernica trở thành một dấu hiệu của nhân loại, thông điệp vẫn được mọi người trên khắp thế giới hiểu. Wagner có thể diễn giả tốt nhất: "Đó là một bối cảnh to lớn cho Picasso và lịch sử nghệ thuật, nghệ thuật Cộng hòa, nghệ thuật biểu tình, và nhân loại."

    Mua tranh chép có bản quyền của tranh sơn dầu Guernica ở đâu?

    Ngày nay có rất nhiều người đã sử dụng các tác phẩm tranh chép có bản quyền, nhằm thỏa mãn sự yêu thích và ngưỡng mộ đối với các tác phẩm tranh sơn dầu nổi tiếng để trang trí cho không gian của mình. HomeAZ.vn là đơn vị chuyên cung cấp các bức tranh chép có bản quyền, tranh nghệ thuật nổi tiếng uy tín và chất lượng, trong đó có cả bức tranh Guernica của danh họa Picasso. Tham khảo ngay tại đây.

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan