Tư vấn nội thất Thế giới nội thất

Top 7 bộ phim kinh điển có nội thất đóng vai chính gây ám ảnh

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Sau khi giành 4 giải Oscar, bom tấn "Parasite" của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho đã tạo ra một cuộc tranh luận xung quanh vai trò của kiến trúc và không gian nội thất trong phim. Không chỉ "Parasite", dưới đây là top 7 bộ phim kinh điển thế giới có nội thất đóng vai chính gây ám ảnh.

    Mục lục | Hiện

    Điều tuyệt vời mà các bộ phim đặc biệt này đã làm được đó là xóa mờ ranh giới giữa hai lĩnh vực dường như không có liên quan. Kiến trúc giờ đây không còn rời rạc với điện ảnh, mà thật tuyệt vời khi đạo diễn đã biến kiến trúc trở thành nền tảng của điện ảnh, đặt nội thất lên hàng đầu cốt truyện, nội thất đóng vai chính và tâm điểm trong nhiều cảnh phim. Còn nhiều điều bí ẩn về nội thất đằng sau những thước phim rúng động thế giới!

    Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92,

    Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92, "Parasite" (Ký sinh trùng) tạo nên lịch sử khi giành được 4 giải Oscar quan trọng nhất.

    Top 7 bộ phim sử dụng nội thất đóng vai chính, chứ không phải các nhân vật

    7. "Parasite" - Ký sinh trùng 

    "Parasite" là câu chuyện về các tầng lớp khác nhau trong xã hội được minh họa bằng hình ảnh hai gia đình, sinh sống trong hai ngôi nhà hoàn toàn khác biệt. Ngôi nhà sang trọng của gia đình Park, với các vật liệu tinh xảo, đồ nội thất tối giản, bầu không khí khắc khổ và khu vườn rộng đối lập với hình ảnh tối tăm của ngôi nhà Kim, một nửa bị chôn vùi, chỉ có một cửa sổ trên đường phố. Đặc biệt hơn nữa là ngôi nhà giàu có của họ Park được giới thiệu trong phim thực ra lại là sản phẩm của kỹ xảo, cũng là một "nhân vật chính" do vị đạo diễn người Hàn xây dựng và sáng tạo nên, đồng thời là trung tâm của hầu hết các diễn biến chính trong phim. 

    Nhà của gia đình Park trong

    Nhà của gia đình Park trong "Ký sinh trùng". Ảnh chụp màn hình

    Giống như cách giới thiệu của ngôi nhà tầng hầm và vị trí của Kim trong xã hội, nhà ở hiện đại, kiểu dáng sang trọng của Park cũng đại diện cho họ. Mục tiêu của đạo diễn khi thiết kế ngôi nhà này là tạo ra một ngôi nhà thể hiện được cá tính của chủ nhân: Ưu tú và khoe khoang. Một bộ phim với rất nhiều bí mật và sự lẩn trốn lén lút, bởi vậy mà thiết kế nhà của họ theo lối nếu một trong các nhân vật bước xuống cầu thang, nhân vật khác ngồi trong phòng ăn sẽ không thể nhìn thấy họ.

    Xuyên suốt bộ phim, khi ở hai ngôi nhà nội thất đóng vai chính để nói lên nhiều ẩn dụ về cốt truyện thì một mối quan hệ phức tạp được tạo ra giữa các nhân vật dần dần được bóc tách để làm sáng tỏ vấn đề kinh tế xã hội của Hàn Quốc và chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa. Bước ngoặt của câu chuyện xảy ra khi một không gian mới của ngôi nhà, một hầm ngầm dưới lòng đất nào đó, được phát hiện. “Khi bạn nằm một nửa trong lòng đất, bạn sẽ nảy sinh hy vọng và cảm xúc rằng bạn vẫn có thể tiếp xúc với ánh sáng và bạn không hẳn hoàn toàn nằm trong bóng tối tầng hầm. Nó là sự pha trộn kỳ lạ của hi vọng và nỗi sợ rằng bạn có thể rơi xuống tầng địa ngục thấp hơn. Tôi nghĩ điều này ứng với cảm xúc của nhân vật chính”.

    Cửa sổ nhà của Kim trong

    Cửa sổ nhà của Kim trong "Ký sinh trùng". Ảnh chụp màn hình của bộ phim

    • Đạo diễn: Bong Joon Ho
    • Năm: 2019

    6. "Birdman" - Đức hạnh bất ngờ của sự ngu dốt

    Cảnh mở đầu như một bộ phim siêu anh hùng – “Birdman” mặc quần lót, ngồi khoanh chân bay lơ lửng trong không trung.

    Cảnh mở đầu như một bộ phim siêu anh hùng – “Birdman” mặc quần lót, ngồi khoanh chân bay lơ lửng trong không trung.

    Trên góc tường, một poster phim hình người đeo mặt nạ chễm chệ như sự hiển hiện của Hollywood, với đội ngũ của siêu nhân, Iron Man, Caption America hay người nhện. Đây là một người trong số họ – Người Chim.

    Birdman là một bộ phim đoạt giải Oscar khác cũng tập trung vào nội thất đóng vai chính. Được quay theo cách trông giống như trong một cảnh duy nhất, câu chuyện diễn ra gần như độc quyền bên trong một nhà hát, một doanh nghiệp do nhân vật chính Riggan chỉ đạo. Là một diễn viên đã đóng thành công vai diễn siêu anh hùng trong quá khứ, Riggan điên cuồng để tìm cách giành được sự công nhận của công chúng và giới phê bình, nhưng rồi anh ta kết thúc trong một cơn lốc tinh thần được nhấn mạnh bởi các chuyển động của máy ảnh và tương tác của anh ta với các nhân vật khác. Riggan cố gắng chuyển thể một truyện ngắn kinh điển của một nhà văn kinh điển, đưa nó lên một sân khấu kinh điển, hòng mong mình có thể bước vào thánh đường của sự kinh điển. Chẳng ngờ, trên sân khấu đó, Riggan không phải là Người Chim oai hùng đóng vai chính, mà là thằng diễn viên xách nhiễu Mike Shiner mà anh ta mới thuê được làm chủ sân khấu.

    Nói cách khác, cả bộ phim là một cuộc dằn vặt điên dại của một nghệ sĩ nổi tiếng lo sợ mình không thể trở thành bất tử, và xoay sở mọi cách để trở nên bất tử. Theo diễn biến bộ phim, Riggan ngày càng trở nên điên rồ, những mê cung tinh thần hòa quyện và phản chiếu chính anh ta trên mê cung nhà hát, nơi không gian trở nên hẹp hơn, chật hơn, co lại và ngột ngạt.

    Sân khấu Broadway trở thành một cái ánh đèn cho con thiêu thân “Người Chim” (bên phải) lao vào.

    Sân khấu Broadway trở thành một cái ánh đèn cho con thiêu thân “Người Chim” (bên phải) lao vào.

    • Đạo diễn: Alejandro G. Iñárritu
    • Năm: 2014

    5. "Her" - Tình yêu ảo

    Căn hộ của Theodore trong

    Căn hộ của Theodore trong "Her". Ảnh chụp màn hình

    "Her" diễn ra trong một tương lai gần, khi nhân vật chính Theodore Twombly yêu Samantha, một hệ thống trí tuệ nhân tạo được nhân cách hóa bởi một giọng nữ. Hoàn toàn khác biệt với các bộ phim khoa học viễn tưởng khác dựa trên các đối tượng và yếu tố thiết kế để mô tả tương lai, "Her" là một bộ phim mô tả cảm xúc và bầu không khí - có thể nói là một tác phẩm riêng biệt với cách kể chuyện độc đáo của đạo diễn Spike Jonze.

    Căn hộ của Theodore phản ánh trạng thái tâm trí của nhân vật, một người đàn ông mới ly dị, chán nản. Cuộc sống của Theodore dưới con mắt của tác giả giống như một bức tranh bị khép kín. Dù yêu Samantha - chương trình thông minh, Theodore vẫn không cảm thấy thỏa mãn... Xen kẽ các cảnh phim ở hiện tại, Theodore luôn mơ về người vợ cũ Catherine. Bản thân anh luôn mong được ở lại với khoảng khắc khi họ còn yêu nhau. Màu sắc của bộ phim cũng góp phần tạo ra một bầu không khí cụ thể khi các vật liệu và ánh sáng phát ra các tông màu đỏ và cam, tạo ra một môi trường dễ chịu và ấm áp xung quanh nhân vật.

    Văn phòng của Theodore trong

    Văn phòng của Theodore trong "Her". Ảnh chụp màn hình

    • Đạo diễn: Spike Jemony
    • Năm: 2013

    4. "The Grand Budapest Hotel" -  Khách sạn đế vương

    Khách sạn Grand Budapest với kiến trúc cổ điển và màu sắc đặc trưng đã để lại dấu ấn khó quên trong thế giới điện ảnh.

    Khách sạn Grand Budapest với kiến trúc cổ điển và màu sắc đặc trưng đã để lại dấu ấn khó quên trong thế giới điện ảnh.

    Bộ phim lấy bối cảnh về một quốc gia hư cấu mang tên Zubrowka thuộc đế chế Đông Âu xa xôi, kể về những biến động tại khách sạn trứ danh Grand Bundapest, một khách sạn nằm trên đỉnh núi đầy hiên ngang với mái ngói xanh và những bức tường hồng nhạt đặc trưng. Về màu sắc trong The Grand Budapest Hotel, ta có thể dễ dàng nhận ra những tông màu rực rỡ, ấm nóng như màu đỏ, hồng, nâu đỏ phủ kín các phân cảnh như một lời trần tình đầy tự hào về một giai đoạn rực rỡ. Tuy nhiên, cũng bối cảnh ấy lại là các màu vàng – xanh lục – nâu – cam đất nhưng lại có chút gì đấy héo úa như chính hoàn cảnh suy sụp của nhịp phim hiện tại, một chút gì đó tiếc nuối cho thời hoàng kim đã qua. Có thể thấy rằng Wes Anderson đã khéo léo đến nhường nào khi dùng chính màu sắc để lồng ghép cảm xúc, hay nói cách khác ông đã điều hướng cảm xúc của chính người xem, tạo một sự đồng cảm từ thị giác khiến chúng dễ dàng len lỏi vào cảm giác hơn.

    Ngoài ra, bộ phim còn đứng hạng 3 trong top 10 bộ phim điện ảnh sử dụng màu sắc đẹp nhất mọi thời đại do CineFix bình chọn. Các bộ phim của đạo diễn Wes Anderson thường làm hài lòng các kiến trúc sư và nhiếp ảnh gia với không gian đối xứng hoàn hảo dường như hợp nhất quá khứ và hiện tại, hiện thực và tưởng tượng. "The Grand Budapest Hotel" không ngoại lệ và nội thất sang trọng của nó có đầy đủ họa tiết và màu sắc bão hòa, góp phần mang đến cho bộ phim khía cạnh siêu thực điển hình Wes Anderson.

    Những màu sắc nghiêng về tông đỏ được sử dụng gần như xuyên suốt trong các phân cảnh về giai đoạn hoàng kim của khách sạn.

    Những màu sắc nghiêng về tông đỏ được sử dụng gần như xuyên suốt trong các phân cảnh về giai đoạn hoàng kim của khách sạn.

    • Đạo diễn: Wes Anderson
    • Năm: 2014

    3. "The Shining" - Ngôi nhà ma

    Jack Torrance là nhà văn và có công việc là chăm coi khách sạn Overlook vào mùa đông, trong ảnh là khách sạn

    Jack Torrance là nhà văn và có công việc là chăm coi khách sạn Overlook vào mùa đông, trong ảnh là khách sạn "The Shining".

    The Shining được đánh giá là một trong những bộ phim kinh dị kinh điển nhất mọi thời đại bởi đạo diễn hàng đầu của nền điện ảnh thế giới Martin Scorsese. Tương tự như "Birdman", nội thất của The Shining dần trở nên mê cung hơn, khi sự điên rồ chiếm lấy tâm trí của Jack Torrance, nhân vật chính của bộ phim. Bị cô lập với thế giới trong một khách sạn hẻo lánh gần gũi với công chúng trong suốt cả năm, sự yếu đuối về tinh thần của Jack dẫn anh đến những tình huống ảo giác, con người và những nơi tưởng tượng, và cuối cùng khiến anh giết chết vợ và con trai mình. 

    Phần cuối của bộ phim đặt Jack vào một mê cung hàng rào, một đại diện theo nghĩa đen và tâm lý về những gì gia đình đã chịu đựng trong suốt bộ phim. Kiệt sức sau khi đuổi con trai ra ngoài, Jack chết sững trong một đêm mùa đông lạnh lẽo.

    Không gian tưởng tượng là kết quả của ảo giác từ Jack Torrance trong

    Không gian tưởng tượng là kết quả của ảo giác từ Jack Torrance trong "The Shining".

    • Đạo diễn: Stanley Kubrick
    • Năm: 1980

    2. "Nostalgia" - Nỗi nhớ

    Nội thất trong

    Nội thất trong "Nỗi nhớ". Ảnh chụp màn hình

    Trong bộ phim này, một nhà thơ Nga, Andrei Gorchakov, và thông dịch viên của ông đến Ý để tiến hành một nghiên cứu về thế kỷ 18. Tuy nhiên, trong thời gian ở lại đất nước Địa Trung Hải, nỗi nhớ về quê hương bắt đầu tàn phá tâm trí và cảm xúc của nhà thơ. Nhịp điệu cháy chậm của bộ phim, cũng có mặt trong các sản phẩm khác của Andrei Tarkovsky, xâm chiếm toàn thể một kiến trúc hư hỏng và bị xói mòn. Những nội thất này được đánh dấu bằng thói quen của các nhân vật, điều này nhắc nhở nhân vật về việc anh nhớ quê hương đến mức nào.

    "Hoài cổ". Ảnh chụp màn hình

    • Đạo diễn: Andrei Tarkovsky
    • Năm: 1983

    1. "Rope" - Nút thắt 

    Căn hộ áp mái trong

    Căn hộ áp mái trong "Nút thắt". Ảnh chụp màn hình

    Được xuất hiện dưới dạng một cảnh quay duy nhất, kiệt tác điện ảnh của đạo diến Hitchcock diễn ra độc quyền trong một căn hộ áp mái ở Manhattan. Trong căn hộ, Brandon Shaw và Philip Morgan siết cổ bạn cùng lớp đại học của họ đến chết và sau đó, tiếp khách cho một bữa tối. Sự căng thẳng giữa các nhân vật tăng lên khi giáo viên Rupert Cadell, người được mời đến bữa tiệc, than phiền rằng mình không có bạn đồng hành và dần dần nhận ra toàn bộ cơ thể của nạn nhân trong bữa tiệc buffet.

    Tiệc buffet tối che giấu nạn nhân bị siết cổ. Ảnh chụp màn hình

    Tiệc buffet tối che giấu nạn nhân bị siết cổ. Ảnh chụp màn hình

    • Đạo diễn: Alfred Hitchcock
    • Năm: 1948

    Theo ArchDaily

    Xem thêm:

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan