Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Tổng quan về thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid - 19

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid - 19 là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm. Thông qua đó, họ có thể quyết định đẩy mạnh mặt hàng nào, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và người lao động nên sử dụng ra sao?

    Hiểu đúng về thị trường nội thất Việt Nam

    Khi hỏi về khái niệm nội thất phải có đến 80% trong số chúng ta trả lời đó là: bàn ghế, sofa, tủ giường hay sâu hơn một chút thì có thêm cả các vật trang trí trong nhà như: bức tranh, lọ hoa...Song, tất cả những câu trả lời đó hoàn toàn chưa chính xác, khái niệm nội thất rộng lớn hơn thế rất nhiều.

    Bạn đã hiểu đúng về tổng quan thị trường nội thất Việt Nam

    Bạn đã hiểu đúng về tổng quan thị trường nội thất Việt Nam

    Nội thất thực chất là từ chỉ chung về cách bố trí không gian vật dụng bên trong công trình - Không gian ấy gồm cả không gian chính và các không gian liên thông như cầu thang, sảnh,….với sự liên kết cấu trúc thống nhất trong cùng một ngôi nhà.

    Và phân tích tổng quan thị trường nội thất Việt Nam chính là việc nghiên cứu về sự kết hợp giữa cung và cầu trong lĩnh vực nội thất trên cả nước, có giá trị tại một thời điểm hay một giai đoạn nhất định. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể quyết định đẩy mạnh mặt hàng nào, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và người lao động nên sử dụng ra sao?

    Thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid - 19: Cơ hội và thách thức

    Việc Trung Quốc tạm dừng hoạt động giao thương tại các cửa khẩu để tập trung xử lý bệnh dịch do ảnh hưởng của dịch do virus Corona gây ra (dịch Covid-19) đã ảnh hưởng đến nghiêm trọng chuỗi cung ứng nội thất thế giới. Song, đối với thị trường nội thất Việt Nam, nhìn nhận khách quan thì Covid-19 ảnh hưởng đến cả 2 mặt, tức là trong "nguy" vẫn có "cơ".

    Cơ hội của thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid - 19

    1) Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu - khách hàng tiềm năng chuyển hướng sang thị trường nội thất Việt Nam 

    Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Công ty SCANSIA PACIFIC, cựu chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) trong một bài phỏng vấn báo chí cho biết: Năm 2019, Trung Quốc đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu nội thất, với 54,3 tỷ USD. Theo sau đó là Ba Lan và Đức (mỗi quốc gia 11,2 tỷ USD), thứ tư là Ý với 10,9 tỷ USD và thứ năm là Việt Nam, với 10,8 tỷ USD (chưa tính nguyên phụ liệu ngành gỗ).

    Trung Quốc đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu nội thất nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đã gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trung Quốc đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu nội thất nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đã gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Tuy nhiên, dịch Covid-19 tác động đến Trung Quốc, ước tính đã làm ngành gỗ nước này giảm 30% năng lực sản xuất trong 2 quý đầu năm, tương đương “hụt” khoảng 8 tỷ USD. Nếu chuỗi giá trị bị đứt gãy bởi hụt nguồn cung từ thị trường Trung Quốc, chắc chắn những khách hàng lớn tại Mỹ, Australia, Nhật Bản hay các nước châu Âu càng có thêm động lực để tìm ngay thị trường thay thế. Trong đó Đông Nam Á là thị trường lý tưởng số 1, và Việt Nam - nước đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ - trở thành ứng viên sáng giá nhất khi nguồn lực sản xuất Việt Nam đều sẵn sàng. 

    Ngoài ra, với sự ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung năm 2019, các công ty FDI đã dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam và nguồn vốn đầu tư vào ngành gỗ cũng được gia tăng từ nhiều doanh nghiệp mở rộng trong nước. Sau quá trình hoạt động và ổn định công suất, năm 2020 chính là lúc các nhà máy mới này sẽ ghi nhận và đóng góp đáng kể vào giá trị của ngành.  Đồng thời, đối với các nhà mua hàng lớn tại Mỹ đã trữ hàng trước khi việc áp thuế chính thức có hiệu lực vào giữa năm 2019, thì đến nay lượng hàng đó cũng đã cạn dần.

    Với sự ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung năm 2019, các công ty FDI đã dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam và nguồn vốn đầu tư vào ngành gỗ cũng được gia tăng từ nhiều doanh nghiệp mở rộng trong nước.

    Với sự ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung năm 2019, các công ty FDI đã dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam và nguồn vốn đầu tư vào ngành gỗ cũng được gia tăng từ nhiều doanh nghiệp mở rộng trong nước.

    Thêm ảnh hưởng từ dịch Covid -19, sự ngưng trệ sản xuất tại Trung Quốc thì đây là lúc các nhà mua hàng quốc tế sẽ lên phương án tìm nguồn hàng từ các thị trường thay thế một cách mạnh mẽ nhất. Chưa kể, hiện Việt Nam đang là quốc gia được đánh giá là kiểm soát tốt dịch bệnh, nếu các doanh nghiệp gỗ Việt Nam chủ động ứng phó và quyết liệt với thời cơ, sẽ là lời giải cho mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD của ngành vào năm 2025.

    2.  Xuất khẩu nội thất Việt vẫn tăng trưởng ổn định mùa Covid - 19

    Đồ nội thất bằng gỗ hiện đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam. Mặc dù, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhưng xuất khẩu gỗ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan trong những tháng đầu năm.

    Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 2 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,48 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,04 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019.

    Xuất khẩu nội thất Việt vẫn tăng trưởng ổn định mùa Covid - 19

    Xuất khẩu nội thất Việt vẫn tăng trưởng ổn định mùa Covid - 19

    Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan: Trong tháng 1, giá trị xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ là hơn 551 triệu USD, chiếm tới 66% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, các mặt hàng nội thất chiếm giá trị cao là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (gần 178 triệu USD), ghế khung gỗ (hơn 168 triệu USD), đồ nội thất phòng ngủ (hơn 145 triệu USD)...Và đứng sau đồ nội thất bằng gỗ là dăm gỗ (hơn 131 triệu USD); gỗ, ván và ván sàn (gần 95 triệu USD)…

    Những số liệu trên cho thấy sản phẩm gỗ có hàm lượng chế biến cao đang chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này cũng cho thấy, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây chính là cơ sở quan trọng để ngành gỗ tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu một cách bền vững trong thời gian tới.

    3. Thị trường nội địa có xu hướng tăng cao

    Không chỉ tính riêng mùa Covid - 19 mà thị trường nội thất nội địa những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Theo thống kê của Thương vụ Ý tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện là hơn 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ nội thất trong nước năm 2018 đã lên đến con số khoảng 4 tỉ USD.

    Năm 2018 Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất, trong đó: 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

    Thị trường nội địa có xu hướng tăng cao. Ảnh: Minh họa.

    Thị trường nội địa có xu hướng tăng cao. Ảnh: Minh họa.

    Như vậy, người dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về không gian sống, chú ý đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật của các đồ dùng nội thất chứ không còn mang tính cảm quan như trước đây. Vì thế, nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển...đã có kế hoạch thâm nhập vào thị trường nội thất Việt Nam, đây là lúc các doanh nghiệp trong nước không thể "bỏ ngỏ" phân khúc tiềm năng nội địa này.

    4. Doanh nghiệp sản xuất nội thất Việt Nam vẫn chủ động ở khâu nguyên liệu. 

    Thực tế, Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Công ty SCANSIA PACIFIC, cựu chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) chia sẻ: Các doanh nghiệp sản xuất nội thất Việt Nam có thể tự sản xuất nguyên phụ liệu, hóa chất cho ngành chế biến gỗ tại do sử dụng hơn 70% nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước và các doanh nghiệp còn nhập từ nhiều thị trường khác ngoài Trung Quốc. 

    thi-truong-noi-that-viet-nam-mua-Covid19-8

    Khẳng định vấn đề này, Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương (Bifa) cũng nhận định, cùng với lợi thế nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu khai thác từ rừng trồng trong nước hoặc được nhập khẩu từ Mỹ, Canada, các nước châu Phi, trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam là các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…, nên có thể nói ảnh hưởng của dịch bệnh chưa đáng kể.

    5. Động lực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

    Hiện tại, Việt Nam còn có rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP và đặc biệt là EVFTA mới được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và có hiệu lực trong năm nay. 

    Theo thỏa thuận khi EVFTA có hiệu lực, 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Lộ trình cắt giảm theo thỏa thuận khoảng 83% dòng thuế đối với các sản phẩm gỗ từ 6% về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, 17% các mặt hàng còn lại sẽ về 0% sau 5 năm có hiệu lực.

    Động lực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

    Động lực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

    Như vậy, tất cả sẽ tạo động lực tốt để ngành gỗ phát triển khi thuế xuất khẩu các sản phẩm vào EU cũng như các ưu đãi thuế quan giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều thị trường mới được mở ra. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhạy bén đón lấy cơ hội.

    Thách thức của thị trường nội thất Việt Nam mùa covid - 19

    1. Trung Quốc - đối tác xuất khẩu và nhập khẩu lớn của Việt Nam

    Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam cả xuất khẩu và nhập khẩu, tác động của dịch tới ngành nội thất Việt Nam có thể nói là không thể tránh khỏi.

    Những tháng đầu năm 2020 dịch Covid-19 đã tác động lớn đến các nhà máy của Trung Quốc vận hành tại Việt Nam. Theo thống kê, có 184 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, trong đó có 93 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam. Hiện các nhà máy chưa được phép quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong toả của cả Việt Nam – Trung Quốc.

    Trung Quốc - đối tác xuất khẩu và nhập khẩu lớn của thị trường nội thất Việt Nam

    Trung Quốc - đối tác xuất khẩu và nhập khẩu lớn của thị trường nội thất Việt Nam

    Ngoài ra, dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019 đạt kim ngạch 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trong năm ngoái. Song, hiện tại các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây ra tình trạng chậm trễ trong việc xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang thị trường này. 

    Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã quyết định dừng dỡ hàng ở một số cảng và tăng cường biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng, bao gồm hàng vận chuyển bằng tầu biển. Điều này cũng gây ra khó khăn cho ngành xuất khẩu nội thất Việt Nam.

    2. Thị trường nội thất Việt Nam sẽ thiếu nguyên liệu nếu dịch kéo dài

    Dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12 năm 2019 nhưng hiện vẫn chưa có thông tin về chính xác về đỉnh điểm và thời gian kết thúc dịch Covid 19.

    Mặc dù ảnh hưởng về nguyên liệu sản xuất nội thất không quá lớn, song cũng không thể phủ nhận Trung Quốc vẫn đang là nguồn cung phụ kiện quan trọng cho ngành các doanh nghiệp chuyên nhập nguyên phụ liệu như bản lề, khóa, tay nắm, vải (sofa), hóa chất (sơn, dung môi)… từ quốc gia này.

    Thị trường nội thất Việt Nam sẽ thiếu nguyên liệu nếu dịch kéo dài

    Thị trường nội thất Việt Nam sẽ thiếu nguyên liệu nếu dịch kéo dài

    Hiện, lượng hàng đã nhập trước đó có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam đủ nguyên liệu từ nguồn này trong vòng 2-3 tháng nữa. Nhưng hết giai đoạn này, nếu dịch Covid 19 chưa dừng lại, các doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam sẽ cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế hoặc phải đình trệ sản xuất.

    3. Thị trường nội thất Việt Nam chưa bắt kịp thương mại số.

    Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa thấy hồi kết. Sự bùng phát của dịch đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sinh hoạt của người dân và hoạt động kinh doanh của đại đa số doanh nghiệp trong nước. 

    Với việc Chính phủ đã ban hành những chỉ thị "thép" hạn chế tối đa hoạt động tập trung công cộng, đồng thời nắm bắt tâm lý hạn chế ra đường của người dân thì việc tận dụng sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 sẽ là hướng đi sáng suốt cho các doanh nghiệp. Thậm chí, đây còn là cơ hội doanh nghiệp tạo ra những giá trị vượt ngoài mong đợi cho khách hàng, hun đúc cơ hội bứt phá trong nửa sau của năm 2020.

    Thị trường nội thất Việt Nam chưa bắt kịp thương mại số.

    Thị trường nội thất Việt Nam chưa bắt kịp thương mại số.

    Tuy nhiên, thật đáng buồn khi thị trường nội thất Việt Nam đa số kinh doanh đặc thù, truyền thống và đơn giản chỉ là việc bán - mua một cách nhanh chóng mà không thể "ship" được.

    Thực tế, từ năm 2019 tổng giá trị tiêu dùng của ngành gỗ và nội thất toàn cầu đạt đã 450 tỉ USD, nhưng trong đó lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm 140 tỉ USD, còn lại chia đều cho 3 lĩnh vực Sáng tạo - Thương mại - Thương hiệu. Áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh từ thiết kế, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thương mại số.

    Nền tảng số hóa thực sự đang thay đổi rất lớn công nghiệp chế biến, quản trị, thiết kế, mua bán hàng...Kinh doanh online cũng trở thành xu thế bắt đầu ăn sâu rộng vào ngành nội thất làm thay đổi rất lớn công nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm và cách sản xuất ra nó. Thế nhưng, hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực Sản xuất, trong khi tiềm năng và dư địa thị trường cho Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất rộng. 

    Tóm lại, qua phân tích tổng quan thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid - 19: Cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất đã có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận, nắm bắt, mở rộng thị trường mùa Covid - 19. Việc tái cơ cấu và khắc phục khó khăn theo lũ là việc nên làm lúc này.

    HOMEAZ.VN - KÊNH MUA BÁN NỘI THẤT ONLINE TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM

    - Đối với người bán:

    + Doanh nghiệp: Quý doanh nghiệp có thể đăng tin quảng bá sản phẩm trên HomeAZ hoàn toàn miễn phí.

    - Đối với người mua:

    Quý khách hàng có thể tìm mua Sản phẩm nội thất; Thanh lý Nội thất; Dịch vụ Nội thất; tham khảo các mẫu Thiết kế nội thất; cập nhật Xu hướng nội thất và thông tin nội thất mới nhất...

    - Thông tin liên lạc:

    + VPGD: 17T7 Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    + Hotline: 090 173 2989 - Email: [email protected]

    XEM THÊM:

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan