Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Phân biệt dác gỗ, lõi gỗ, vân gỗ trong gỗ tự nhiên

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Khi đặt hàng nội thất gỗ, nhiều khách hàng thường thắc mắc dác gỗ là gì, lõi gỗ là gì, vân gỗ là gì. Trong chuyên mục Nghiên cứu của HomeAZ.vn, chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức phân biệt dác gỗ, lỗi gỗ, vân gỗ trong tự nhiên giúp bạn có cách gọi chuẩn xác nhất.

    Phân biệt dác gỗ và lõi gỗ dựa trên cấu tạo chung

    Cấu tạo của dác gỗ, dác gỗ là gì

    Dác gỗ là phần trắng bên ngoài đảm nhận trọng trách chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây. Trong quá trình sinh trưởng của cây, dác gỗ cũng là bộ phận đảm nhận chức năng dẫn nước, các khoáng chất cần thiết nuôi sống cây và cũng là phần “thức ăn” hấp dẫn mối mọt nhất. Vì vậy, dác gỗ trở thành điều cấm kị trong chọn gỗ nội thất. 

    Dác gỗ chính là phần “thức ăn” hấp dẫn thu hút mối, mọt nhất.

    Dác gỗ chính là phần “thức ăn” hấp dẫn thu hút mối, mọt nhất.

    >> Gương cầm tay gỗ thông GTD144

    Cấu tạo của lõi gỗ, lõi gỗ là gì

    Lõi gỗ tiếng Anh có nghĩa là heartwood, được hình thành nên theo thời gian sinh trưởng của cây. Trong quá trình cây sinh trưởng, các hợp chất hữu cơ như nhựa cây, tanin, chất màu, tinh dầu tích tụ nhiều trong lõi gỗ. Lõi gỗ lúc này dần trở thành "nơi tập trung rác" như chất thải, chất cặn bã sinh lý của cây ở trong ruột tế bào thấm dần lên vách tế bào. Từ đó, gỗ lõi có màu sẫm đặc trưng, cứng chắc, khá nặng, khó thấm nước, khả năng chống sâu đục, nấm mốc, mối mọt cao hơn dác gỗ. 

    Lõi gỗ của cây là do những tế bào dác gỗ không còn trao đổi chất hình thành nên.

    Lõi gỗ của cây là do những tế bào dác gỗ không còn trao đổi chất hình thành nên.

    >> Tượng Phật Bà Quan Âm gỗ hương cao 40cm

    Trên mặt cắt ngang của khúc gỗ, phần lõi gỗ thường có màu sẫm hơn rất dễ nhận biết so với dác gỗ. Ở một số loài cây, nhiều trường hợp lõi gỗ bị rỗng một phần hay toàn bộ. Có một số loài cây không hình thành lõi gỗ hoặc hình thành từ rất sớm, khiến dác gỗ mỏng đi. Phần gỗ này được sử dụng chủ yếu để đóng các đồ dùng nội thất như giường tủ, bàn ghế, cửa gỗ v.v...

    Phân biệt dác gỗ, lõi gỗ với vân gỗ bằng cách nào? 

    Vân gỗ là gì? Vân gỗ chính là đường nét của các tế bào dác gỗ hình thành nên qua quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học của cây. Các tế bào này không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước, muối khoáng mà trở thành vân gỗ. Vân gỗ vẫn tồn tại bền vững khi cây chết đi và sau khi được chế biến thành một sản phẩm nội thất gỗ hoàn chỉnh thì vân gỗ vẫn còn. Vân gỗ chỉ mất đi khi ta sơn phủ màu lên nó theo ý thích.

    THAM KHẢO THÊM: 

    Hình thù và màu sắc của vân gỗ không chỉ phụ thuộc vào loại gỗ mà còn vào đặc trưng khí hậu, đất đai thổ nhưỡng nơi cây sống và tuổi thọ của cây gỗ. Vân gỗ được chia làm hai loại chính dựa trên hình thù, bao gồm vân gỗ mặt cắt ngang và vân gỗ mặt cắt dọc. 

    Vân gỗ mặt cắt ngang

    Vân gỗ mặt cắt ngang là các vòng tròn đồng tâm sáng tối. Theo góc độ sinh học, người ta có thể dựa vào vòng tròn sáng tối trên thân gỗ để tính tuổi của cây gỗ. Đối với những cây gỗ lâu năm, các vòng tròn này gần khít lại nhau tạo nên nét đẹp độc đáo cho vân gỗ, vì thế gỗ càng nhiều tuổi càng có vân đẹp.

    Mặt cắt ngang vân gỗ.

    Mặt cắt ngang vân gỗ.

    >> Sofa văng CENTAUR SF304 gỗ sồi Nga tự nhiên

    Vân gỗ mặt cắt dọc

    Theo mặt cắt dọc, vân gỗ là các đường dọc thon dài theo thân. Độ lõm, lượn của vân gỗ mặt cắt dọc sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ cong hay thẳng của cây gỗ khi khai thác và góc độ cưa của ta.

    Ngoài ra, còn có các dạng vân gỗ khác như vân gỗ xoăn, vân gỗ cuốn do các mắt cây hoặc giống cây. Vân gỗ lim, vân gỗ dổi thường xoăn quận lại. Mỗi loại vân gỗ tự nhiên luôn có các tiểu tiết khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho vân gỗ.

    Vân gỗ cắt theo chiều dọc thân.

    Vân gỗ cắt theo chiều dọc thân.

    >> Gương soi khung gỗ đen trơn đơn giản BL029
    Để mua một sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó và biết cách phân biệt dác gỗ, lõi gỗ, vân gỗ trong gỗ tự nhiên trước khi mua. Bạn có thể ghé xưởng gỗ để kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, xem quy mô xưởng gỗ trước khi gia công thành phẩm cho mình nhé!

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan