Tư vấn nội thất Phong thủy

Nguyên tắc bài trí bàn thờ Phật trong nhà bạn cần phải biết

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Đối với những gia đình theo đạo Phật thì bàn thờ Phật đóng vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà. Khi bài trí bàn thờ Phật, gia chủ cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định để “có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

    Nơi bài trí bàn thờ Phật

    Không gian thờ cúng thường được đặt tại vị trí trang trọng, thanh tịnh nhất của ngôi nhà. Trong các ngôi nhà diện tích nhỏ, bàn thờ thường được đặt ở vị trí cao nhất của phòng khách. Gia đình có thể thờ bằng tủ thờ hoặc án giang.

    Còn với các ngôi nhà diện tích rộng, bàn thờ thường được lập tại phòng thờ riêng và ở tầng cao nhất. Phòng thờ thường thông thoáng, trang nghiêm, sạch sẽ và yên tĩnh.

    Với bàn thờ Phật, gia chủ có thể xác định hướng đặt bàn thờ dựa trên mệnh của mình. Người mệnh Đông thì có thể bài trí bàn thờ Phật ở các hướng: Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam). Người mệnh Tây có thể lựa chọn những hướng: Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).

    Một số người đặt bàn thờ Phật theo hướng Tây Bắc vì hướng này theo quan niệm tượng trưng cho phương trời Tây Thiên Cực Lạc của Đức Phật.

    Ngoài ra, khi đặt bàn thờ Phật cần tránh đặt trong phòng ngủ vì đây là nơi riêng tư, có thể làm mất đi sự trang nghiêm và tôn kính. Không đặt bàn thờ tựa lưng, gần sát hay đối diện nhà tắm, nhà vệ sinh, đối diện trực tiếp với cầu thang nơi mọi người đi lại thường xuyên. Cũng không nên đặt gần bếp vì đây là nơi không sạch sẽ, không trong lành.

    Vị thế tôn thờ kính Phật nằm ở chỗ quan trọng, trang nghiêm và phù hợp nhất.

    Vị thế tôn thờ kính Phật nằm ở chỗ quan trọng, trang nghiêm và phù hợp nhất.

    Những đồ vật bài trí bàn thờ Phật và nguyên tắc cúng bái

    Khi bài trí bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ không sử dụng đồ đã thờ để thờ Phật. Gỗ được dùng làm bàn thờ phải là gỗ mới, tuyệt đối không được dùng gỗ đã qua sử dụng. Nếu thờ cả tượng Phật, tượng Bồ tát và các vị thần minh khác, thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới. 

    Bên cạnh tượng Phật, một bàn thờ Phật sẽ có thêm các phụ kiện thờ cúng bằng đồng như lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ v.v...

    Bát hương đặt giữa bàn thờ Phật không nên quá đầy tro, có thể rút bớt chân hương vào ngày 15 âm lịch hàng tháng cho sạch sẽ. Chuông trên bàn thờ Phật, sau khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

    Bình hoa nên đặt ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào và tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời để trưng trên bàn thờ Phật.

    Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không dùng cho việc khác hay bàn thờ khác, tuyệt đối không cúng mặn, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

    Dùng tịnh thủy, hay còn gọi là nước sạch để cúng dường Phật. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây và lưu ý không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. 

    Không bày biện, trang trí bàn thờ Phật bằng những vật tượng trưng cho sự mê tín dị đoan như bùa chú, hồn phách v.v...

    Không bày biện, trang trí bàn thờ Phật bằng những vật tượng trưng cho sự mê tín dị đoan như bùa chú, hồn phách v.v...

    Trên đây là các nguyên tắc bài trí bàn thờ Phật. Nếu bạn có nhu cầu mua mẫu tượng Phật cho bàn thờ của gia đình, hãy tham khảo các sản phẩm của chúng tôi dưới đây nhé.

    Xem thêm:

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan