Tư vấn nội thất Xu hướng - Thị trường

5 phút để hiểu rõ mô hình kinh doanh homestay của Luxstay.com

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Hàng chục ngàn lượt đăng ký cho thuê nhà, nhiều người còn bỏ hàng chục ngàn đô để phục vụ việc host trên Luxstay. Vậy mô hình kinh doanh của Luxstay là gì và liệu mô hình này có là một kênh đầu tư sáng suốt? Bài viết này của HomeAZ.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

    Mô hình kinh doanh của Luxstay là gì?

    Luxstay là một ứng dụng hoạt động trên nền tảng “home-sharing” - chia sẻ nơi ở, mang tính kết nối giữa chủ nhà và khách lưu trú, giúp họ có thể liên hệ với nhau khi có nhu cầu về nhà trọ. Mô hình kinh doanh của Luxstay không khác Airbnb, Agoda hay Booking là mấy; vậy điều gì làm nên sự khác biệt và thành công ở Luxstay, nhất là trong bối cảnh thế giới đã có Airbnb? Khác với các nền tảng khác như Airbnb - vốn là một nền tảng toàn cầu chưa có sự tập trung cho thị trường khách Việt Nam, Luxstay tập trung phát triển hướng tới người dùng nội địa và kết hợp với các đối tác địa phương tại các quốc gia có nhiều khách du lịch tới Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản... để phát triển người dùng.

    Không chỉ dừng lại ở cho thuê nhà homestay, mô hình kinh doanh của Luxstay còn cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động bất động sản, cho phép các chủ nhà kinh doanh thông qua căn hộ của mình, đồng thời mang tới chất lượng căn hộ ngắn hạn tốt nhất cho những người thuê nhà. Hiện tại, Luxstay đã có mặt ở TP.HCM, Hà Nội và các thành phố lớn trên khắp cả nước và tại đây, Luxstay đã đánh dấu được những bản sắc riêng có của mình.

    mo-hinh-kinh-doanh-cua-luxstay-1

    Giao diện trên điện thoại thông minh của Luxstay

    Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Luxstay, sử dụng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master, JCB), chuyển khoản, thẻ ATM nội địa đã được kích hoạt chức năng thanh toán trực tuyến và OnePay bằng thẻ quốc tế. Tiền thanh toán sẽ được chuyển vào tài khoản của chủ nhà trong vòng 24 giờ sau khi khách check-in và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà. 

    Từ ngày 7/8/2019, Luxstay chính thức công bố tính năng “Power Commission” trong đó chủ nhà có thêm lựa chọn mức phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% bên cạnh mức phí sử dụng nền tảng là 15% đang áp dụng. Cụ thể về mức phí sử dụng nền tảng CNTT 3% dành cho chủ nhà, Luxstay sẽ thu phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% trên mỗi giao dịch đặt phòng thành công của khách hàng. Giá phòng chủ nhà thiết lập tại Luxstay sẽ là giá đã bao gồm 3% và khách hàng sẽ phải trả phí dịch vụ tương đương với 0-12% giá phòng chủ nhà đã thiết lập tại Luxstay. Mức giá này đảm bảo rẻ hơn rất nhiều so với việc thuê nhà truyền thống.

    Tại Việt Nam trong vòng hơn 2 năm hoạt động, Luxstay đang có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, đặt mục tiêu cán mốc doanh thu hàng năm trên 300 triệu USD vào năm 2023, chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần. Bên cạnh đó, Luxstay đang tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư tài chính, các đối tác chiến lược, triển khai vòng gọi vốn tiếp theo Series A quy mô 15 - 20 triệu USD dự kiến hoàn tất trong năm 2019. Sau chiến thắng của Grab trước Uber tại Đông Nam Á, nhiều nhà phân tích nhận định Luxstay đang có nhiều tiềm năng chiếm lĩnh thị trường tại khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới này.

    Ưu và nhược điểm của việc kinh doanh căn hộ chia sẻ - mô hình kinh doanh của Luxstay

    Với những ưu điểm như giá thuê nhà rẻ hơn nhưng chất lượng dịch vụ vẫn rất tốt, Luxstay ngày càng được nhiều người lựa chọn để đặt thuê nhà với chi phí rẻ. Về hoạt động cho thuê nhà, Luxstay sẽ hợp tác với các đơn vị thiết kế, trang trí nội thất, dịch vụ dọn phòng để tư vấn cho chủ nhà. Bên cạnh đó, Luxstay còn tổ chức các khóa học về bán hàng, marketing, làm sao giúp chủ nhà tối ưu hiệu quả kinh tế.

    Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh của Luxstay mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi lưu trú. Bạn sẽ được Luxstay gợi ý về dịch vụ ăn uống, đặt chỗ, đặt bàn, để làm sao khách lưu trú tại các homestay, biệt thự, nhận được những trải nghiệm tốt nhất.

    mo-hinh-kinh-doanh-cua-luxstay-2

    Trang chủ website Luxstay

    Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2018, Việt Nam đón tiếp hơn 15 triệu khách du lịch quốc tế và 80 triệu khách du lịch nội địa. Tổng chi tiêu cho du lịch 2018 lên tới 25 tỷ USD, trong đó lĩnh vực lưu trú chiếm 28% tương ứng khoảng 7 tỷ USD, dự báo đến 2025 con số này sẽ tăng lên 13 tỷ USD.

    Bên cạnh đó, thói quen người dùng và mô hình đại lý du lịch truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn thị phần. Theo báo cáo từ Statista, doanh thu trực tuyến ghi nhận từ mảng cho thuê nhà ngắn hạn năm 2018 tại Việt Nam đạt hơn 100 triệu USD, dù đang tăng trưởng rất nhanh nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với con số 7 tỷ USD của toàn thị trường lưu trú. Như vậy, dung lượng và cơ hội phát triển cho home-sharing tại Việt Nam đang rất rộng mở, với sự tham gia mạnh mẽ của các startup nổi bật như Luxstay, dự báo tổng doanh thu trực tuyến mảng home-sharing tại Việt Nam có thể đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2025.

    Ngoài ra, nếu bạn là một người sở hữu căn hộ cao cấp, bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh của Luxstay và sử dụng dịch vụ chia sẻ căn hộ tại đây, một Startup của người Việt hướng tới đối tượng khách thuê nhà giàu có, điều này sẽ làm giảm bớt lo ngại đến những hành vi xấu từ khách thuê. Bạn có thể tìm hiểu cách mà Luxstay đã gọi vốn thành công 6 triệu USD trên Shark Tank tại đây. Còn đây là tất tần tật về Luxstay.com nhé bạn.

    Trong bài viết tới, HomeAZ.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm thiết kế nội thất, trang trí các homestay trên Luxstay.

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan