Tư vấn nội thất Tư vấn sản phẩm

Chân Dung Bác Sĩ Gachet - bức tranh đắt nhất của Van Gogh minh chứng cho một tình bạn đẹp

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Chân Dung Bác Sĩ Gachet đặc biệt không chỉ bởi đây là bức tranh đắt giá nhất của Van Gogh mà còn bởi tình bạn đẹp đằng sau bức chân dung.

    Chân dung bác sĩ Gachet - bức họa đắt nhất của Van Gogh

    Chân dung Bác sĩ Gachet được cho là bức tranh đắt nhất của Van Gogh tính đến thời điểm hiện tại. Bức tranh được bán với giá 82,5 triệu USD vào năm 1990 (tương đương 154,5 triệu USD ở thời điểm hiện tại) từng là bức tranh có giá cao nhất thế giới.

    Bác sĩ Gachet, nhân vật chính của bức tranh là người đã chăm sóc và chữa trị cho Van Gogh trong những ngày tháng cuối cùng của danh họa. 

    Van Gogh đã vẽ hai phiên bản của bức tranh Chân dung Bác sĩ Gachet, cả hai đều vẽ bác sĩ Gachet ngồi bên cạnh một chiếc bàn và tựa đầu vào cánh tay phải của mình. Cả hai bức tranh đều được vẽ vào tháng 6 năm 1890 khi Van Gogh trị liệu tại Auvers-sur-Oise. 

    Sau khi rời khỏi bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole, thông qua sự giới thiệu của những người  bạn, Theo Van Gogh - em trai của danh họa đã đưa Van Gogh đến với bác sĩ Gachet để chữa trị căn bệnh động kinh.

    Một bức ảnh chân dung Bác sĩ Gachet

    Một bức ảnh chân dung Bác sĩ Gachet

    Van Gogh từng có ấn tượng không tốt đối với bác sĩ Gachet 

    Trong một bức thư gửi cho em trai Theo, Van Gogh đã phàn nàn về bác sĩ Gachet: “Anh nghĩ rằng chúng ta không nên tin tưởng vào bác sĩ Gachet một chút nào. Ông ta trông còn ốm yếu hơn cả anh. Điều này có khác gì một người mù lại dẫn đường cho một người mù khác, rồi thì cả hai sẽ cùng rơi xuống mương mà thôi?”

    Tuy nhiên, Van Gogh nhanh chóng tìm thấy sự thân thiết với vị bác sĩ từng là một họa sĩ nghiệp dư chỉ sau một thời gian ngắn chung sống. Chỉ hai ngày sau, một bức thư khác đã được gửi đến cho em gái Wilhelmina, Van Gogh đã hào hứng viết: “Anh dường như đã có một tình bạn thật sự với bác sĩ Gachet, anh và ông ấy giống như những người anh em vậy, bọn anh giống nhau cả về thể chất và tâm hồn.”

    Phiên bản đầu tiên của bức chân dung, hiện bức tranh đang nằm trong bộ sưu tập tư nhân.

    Phiên bản đầu tiên của bức chân dung, hiện bức tranh đang nằm trong bộ sưu tập tư nhân.

    Chân dung bác sĩ Gachet mang theo nỗi buồn của thời cuộc, của thế hệ

    Trong bức tranh, bác sĩ Gachet đang ngồi bên một chiếc bàn đỏ, trên bàn là một số loại thảo dược và hai cuốn sách màu vàng. Chiếc áo khoác màu xanh của Gachet trên nền những ngọn đồi màu xanh nhạt khiến cho khuôn mặt vị bác sĩ trở lên đượm buồn, những nét mệt mỏi ẩn hiện trong đôi mắt màu xanh trong suốt của người đàn ông. “Khuôn mặt nhạy cảm” của vị bác sĩ đượm buồn nhưng cũng toát ra vẻ từ bi và hiền lành”.

    “Anh đã vẽ chân dung M. Gachet với một vẻ mặt u sầu, trông ông ấy cũng như đang nhăn mặt với người đối diện. Buồn nhưng hiền lành và không giấu được sự thông minh của ông ấy.” - Van Gogh đã kể với em gái mình về bức tranh. 

    Nỗi buồn mà Van Gogh nhắc đến hẳn là “nỗi buồn của thế hệ”, của thời đại mà ông đang sống nơi mà nghệ thuật bị thương mại hóa. Những người hâm mộ Van Gogh đều biết đối với ông nghệ thuật được đặt trên tất cả. Ông từng dành gần như toàn bộ số tiền trợ cấp từ em trai Theo để mua màu vẽ hay việc ông từng từ bỏ công việc buôn bán tranh khi chứng kiến việc nghệ thuật bị xem như những món hàng và những họa sĩ không bộc lộ quan điểm, cá tính cá nhân mà chỉ chạy theo thị hiếu của khách hàng.

    Chính Van Gogh cũng là nạn nhân của dòng chảy thương mại hóa đó khi mà tài năng và cá tính nghệ thuật của ông bị phủ nhận. Tác giả của những bức họa đắt nhất mọi thời đại lại phải sống trong nghèo túng, bị cho là tâm thần, điên loạn và Vườn nho đỏ ở Arles là bức tranh duy nhất danh họa bán được trong suốt cuộc đời mình. 

    Phiên bản thứ 2 của bức tranh, dễ dàng nhận thấy cả 2 phiên bản đều vẽ bác sĩ Gachet trong cùng một tư thế và biểu cảm, tuy nhiên màu sắc cũng như kỹ thuật Van Gogh sử dụng cho 2 phiên bản hoàn toàn khác nhau, phiên bản thứ 2 cũng đã được lược bớt một số chi tiết

    Phiên bản thứ 2 của bức tranh, dễ dàng nhận thấy cả 2 phiên bản đều vẽ bác sĩ Gachet trong cùng một tư thế và biểu cảm, tuy nhiên màu sắc cũng như kỹ thuật Van Gogh sử dụng cho 2 phiên bản hoàn toàn khác nhau, phiên bản thứ 2 cũng đã được lược bớt một số chi tiết

    Chân dung bác sĩ Gachet - minh chứng cho một tình bạn đẹp

    Van Gogh đến với Gachet trong những ngày u ám nhất của cuộc đời, sau biến cố tự cắt tai và thời gian điều trị tại viện tâm thần, danh họa người Hà Lan dường như kiệt quệ cả về thể xác và tinh thần. Van Gogh đã có những ấn tượng ban đầu không mấy tốt đẹp về Gachet và nghi ngờ năng lực của ông. Tuy nhiên rất nhanh sau đó tìm được sự đồng cảm ở vị bác sĩ, Van Gogh thậm chí còn coi Gachet như anh em ruột.

    Tình cảm đối với Gachet đã được Van Gogh thể hiện qua bức chân dung, Van Gogh vô cùng tự hào về bức tranh, thậm chí ông đã nói với gia đình rằng ông ấy đang rất bình tĩnh và hạnh phúc nhờ vào sự chăm sóc của Gachet. 

    Thế nhưng sáu tuần sau, Van Gogh tự sát bằng khẩu súng lục. Điều gì đã xảy ra với Van Gogh để khiến ông đi từ hạnh phúc đến tự tử trong một khoảng thời gian ngắn như vậy? Ý nghĩa thực sự của Bức chân dung của Tiến sĩ Gachet là gì? Chúng ta hãy bắt đầu với người đàn ông trong bức tranh.

    Gachet từng là một họa sĩ nghiệp dư và không thực sự được công nhận như một bác sĩ chuyên nghiệp, ông nổi tiếng vì đã trị liệu thành công cho nhiều họa sĩ khác. Ông đã nhiều lần cố gắng chẩn đoán bệnh cho Van Gogh, trong khi tất cả mọi người đều tin rằng Van Gogh là một kẻ điên thì Gachet lại nhận định rằng đó chỉ là những cơn động kinh và không ngừng khuyến khích Van Gogh trị liệu. 

    Nhiều nhà phê bình nghệ thuật cho rằng có nhiều điều bí ẩn đằng sau bức chân dung, thậm chí người ta còn nhận ra sự tương đồng trong Chân dung bác sĩ Gachet và những bức chân dung tự họa của Van Gogh. Biểu cảm trên khuôn mặt của Tiến sĩ Gachet dường như phản chiếu biểu cảm của chính Van Gogh. 

    Thật vậy, Van Gogh đã được Tiến sĩ Gachet khuyến khích đưa bản thân vào những bức họa như một cách để bộc lộ tinh thần, cảm xúc. Rất có khả năng trạng thái u sầu của bức tranh là kết quả của sự khích lệ này, sự kết hợp như một lời khẳng định của Van Gogh khi ông từng nói về sự đồng điệu của ông và Gachet. 

    Phiên bản đầu tiên của bức chân dung, hiện bức tranh đang nằm trong bộ sưu tập tư nhân.

    Phiên bản đầu tiên của bức chân dung, hiện bức tranh đang nằm trong bộ sưu tập tư nhân.

    Dễ dàng nhận ra điểm tương đồng lớn trên ánh mắt và biểm cảm của 2 bức chân dung. Nếu Van Gogh sử dụng Tiến sĩ Gachet để thể hiện bản thân rõ ràng hơn, thì có thể Chân dung của Tiến sĩ Gachet là bức tranh thể hiện rõ nhất về Van Gogh. 

    Dễ dàng nhận ra điểm tương đồng lớn trên ánh mắt và biểm cảm của 2 bức chân dung. Nếu Van Gogh sử dụng Tiến sĩ Gachet để thể hiện bản thân rõ ràng hơn, thì có thể Chân dung của Tiến sĩ Gachet là bức tranh thể hiện rõ nhất về Van Gogh. 

    Nếu như biểu cảm u sầu của bức chân dung phản ánh chính nỗi u sầu trong tâm hồn Van Gogh thì đây có thể là lời giải thích cho quyết định tự tử của Van Gogh. Ngay cả trong thời gian hạnh phúc nhất với bác sĩ Gachet, Van Gogh vẫn có thể vẽ ra một nỗi buồn sâu thẳm trong chính mình  như vậy, rõ ràng nỗi buồn, căn bệnh trầm cảm đã gặm nhấm tâm hồn danh họa sâu đến nỗi tuyệt vọng và giết chết ông. 

    "La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi".

    Câu nói cuối cùng mà Van Gogh nói với Theo hay việc Van Gogh từ chối lời mời quay lại Paris của Theo sau những thành công từ những bức họa đã cho thấy tâm hồn ông thực sự đã bị bào mòn bởi buồn bã và tuyệt vọng.

    Van Gogh tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của Tiến sĩ Gachet ngay cả sau khi ông qua đời. Tiến sĩ Gachet đã dành phần đời còn lại của cuộc mình để cố gắng tái tạo phong cách và công việc của Van Gogh, ông đã tiếp tục việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

    Sau khi Van Gogh qua đời, lúc đầu người ta phản đối việc chôn cất Van Gogh vì việc này đã gặp phải khó khăn do theo quan niệm lúc bấy giờ, những nạn nhân tự tử không được phép chôn cất tại nghĩa trang địa phương. Bác sĩ Gachet chính là người đã giúp đỡ việc an táng Van Gogh tại nghĩa trang gần những cánh đồng lúa mì mà Van Gogh vô cùng yêu thích với hy vọng Van Gogh vẫn có thể ngắm nhìn và tiếp tục công việc sáng tạo nghệ thuật mà ông yêu thích ở thế giới bên kia.

    Chân dung bác sĩ Gachet không chỉ là một bức chân dung tình cảm của một người bạn thân. Đó là một sự đan xen của cảm xúc, là khao khát được thể hiện bản thân của Van Gogh. Nó không đơn giản là bức chân dung của một người đàn ông với vẻ mặt buồn bã, đó là một họa sĩ đấu tranh để thể hiện nỗi buồn của riêng mình nhưng lại mượn hình ảnh của một người khác. Chính điều đó đã khiến “Chân dung bác sĩ Gachet” trở nên đặc biệt.

    HomeAZ.vn cung cấp các bức tranh chép của danh họa Van Gogh được mua bản quyền, các bức tranh được in trên chất liệu canvas cao cấp, với công nghệ in 3D hiện đại, giống tranh thật tới 98%. Bạn đọc của HomeAZ.vn nếu có nhu cầu sở hữu một bức tranh chép nổi tiếng thế giới hoặc những bức tranh chép độc đáo có bản quyền khác có thể liên hệ tới HomeAZ.vn theo địa chỉ sau:

    VPGD: Tòa 17T7 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội

    Hotline/Zalo: 090 173 2989

    Email: [email protected]

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan