Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Chiến lược Marketing của IKEA: 7 bài học cho doanh nghiệp bán nội thất

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    HomeAZ.vn tổng hợp, phân tích chuyên sâu 7 bài học mà doanh nghiệp của bạn có thế học tập từ chiến lược Marketing của IKEA - tập đoàn bán lẻ nội thất lớn nhất trên thế giới.

    IKEA (hay Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển. Hiện nay, đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới, chuyên về thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở.

    IKEA (hay Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển. Hiện nay, đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới, chuyên về thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở.

    Nếu bạn đang tìm cách cải thiện chiến dịch tiếp thị cho sản phẩm của doanh nghiệp mình nhưng chưa biết làm thế nào thì nghiên cứu chiến lược của một công ty thành công như IKEA là một gợi ý tốt để cho bạn có thêm nhiều ý tưởng quảng bá phù hợp. Trong bài viết này HomeAZ.vn giới thiệu bài phân tích 7 chiến lược Marketing KillerIKEA sử dụng để phát triển kinh doanh và kết nối với khách hàng của họ như thế nào, nên hãy chú ý đừng bỏ qua chi tiết nào, có thể nó sẽ giúp đỡ được rất nhiều cho bản kế hoạch marketing của bạn!

    marketing-killer-IKEA-homeaz.vn

    Những bài học từ chiến lược Marketing Killer của IKEA mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua ( 7 Lessons You Can Learn from IKEA’s Killer Marketing )

    1. Chiến lược marketing của IKEA: Tạo trải nghiệm, không chỉ với một sản phẩm

    >> Xem thêm: Thông minh như cách IKEA bán đồ nội thất: Tái tạo phòng khách của The Simpsons và Friends

    Điều gì đầu tiên bạn nghĩ đến khi bạn nhắc đến IKEA là gì?

    Có thể là đồ nội thất, nhưng cũng có thể là... thịt viên Thụy Điển. Đó chính là nhờ chuỗi nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống được thiết kế phía bên trong khu trung tâm mua sắm khổng lồ của IKEA với thực đơn vô cùng đa dạng phong phú. Ở đây, bên cạnh việc mua sắm, thăm quan đồ nội thất khách hàng còn được trải nghiệm ngồi ăn uống trên những sản phẩm nội thất của IKEA, con cái của họ có thể được gửi lại các khu vui vơi dành cho trẻ em để cha mẹ yên tâm đi lựa chọn những món đồ nội thất ưng ý. 

    Khi dạo quanh một vòng kho nội thất IKEA bạn sẽ có những trải nghiệm dịch vụ hoàn toàn khác khi mua sắm tại các cửa hàng nội thất khác, và nó làm cho mô hình khinh doanh của IKEA trở thành một ấn tượng ghi điểm độc đáo trong lòng khách hàng.

    "Hãy đến với chúng tôi vì thức ăn và ở lại vì ghế sofa"

    Khách hàng có thể đến từ nhiều nơi khác nhau và có xuất phát từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Việc tạo ra một không gian chung phù hợp với đa dạng tập khách hàng sẽ giúp cho thương hiệu trở nên thân thiện và điều đó có nghĩa là họ sẽ quay lại với bạn hết lần này đến lần khác.

    Câu hỏi lớn nhất đặt ra ở đây là, làm thế nào để áp dụng chiêu thức này vào doanh nghiệp của bạn?

    Đầu tiên khi bạn lên kế hoạch cho chiến lược tiếp thị của mình, bạn nên suy nghĩ đến những cả những sản phâm phụ liên quan bên ngoài những sản phẩm chính. 

    Mục tiêu của bạn là thúc đẩy doanh số, nhưng có nhiều cách để làm điều này hơn là chỉ đơn giản là quảng bá sản phẩm. Thành công của IKEA, phần lớn đến từ việc đưa ra nhiều lý do khác nhau để khách hàng phải đến cửa hàng của họ bên cạnh nhu cầu mua sản phẩm nội thất. Tại đây bạn vừa có thể ăn, vừa có thể thong thả ngắm nhìn những sản phẩm nội thất của họ, hơn hết vẫn đảm bảo được rằng lũ trẻ của bạn an toàn và đang chơi rất vui vẻ.

    Bảng chỉ dẫn có ở khắp nơi tại trung tâm mua sắm của IKEA để tránh cho khách hàng lạc lối trong

    Bảng chỉ dẫn có ở khắp nơi tại trung tâm mua sắm của IKEA để tránh cho khách hàng lạc lối trong "cung điện" nội thất khổng lồ này.

    Chính khoảng thời gian thư thái đó sẽ kích thích khách hàng mua sắm thêm những món đồ khác bên cạnh những món đồ đã có sẵn trong danh sách sản phẩm cần mua của họ.

    Để tạo ra trải nghiệm độc đáo này đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ rằng khách hàng muốn gì, sau đó dùng sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính sự tận tâm, tiện lợi và hợp lý sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều hàng hơn và khiến mọi người yêu mến, ghi nhớ thương hiệu của bạn.

    Những loại trải nghiệm này có thể bao gồm những thứ như cung cấp thông tin hữu ích, hướng dẫn chuyên sâu, hội thảo để đi kèm với quảng bá sản phẩm, cung cấp các dịch vụ khác hữu ích hoặc thú vị cho khách hàng của bạn và lưu trữ các hội thảo trực tuyến.

    Thịt viên Thụy Điển cũng là một yếu tố khiến khách hàng phải thường xuyên ghé tới IKEA - tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng phải không nào?

    Thịt viên Thụy Điển cũng là một yếu tố khiến khách hàng phải thường xuyên ghé tới IKEA - tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng phải không nào?

    2. Chiến lược marketing của IKEA: Có bản sắc thương hiệu riêng và rõ ràng 

    marketing-killer-IKEA-homeaz.vn.png6.png

    Những thương hiệu mà chúng ta dễ dàng ghi nhớ đều là những thương hiệu có bản sắc rất rõ ràng - IKEA cũng là một trong những thương hiệu đó. Thông điệp về sự tiện lợi, nhanh chóng, chất lượng và tối đa hóa không gian của bạn là mục tiêu mà họ nhắm đến.

    IKEA nổi tiếng với lối quảng bá sạch sẽ với một vài màu đậm (xanh, vàng và cam, là màu thương hiệu) và hình ảnh cho thấy những ngôi nhà vô trùng với trang trí hiện đại, sạch sẽ.

    Để khi bạn nhìn lướt qua hình ảnh của một nhà bếp, bạn sẽ biết ngay đó là một nhà bếp IKEA.

    Nếu bạn muốn thương hiệu của mình vượt trội, điều quan trọng là phải có ý tưởng rõ ràng về thông điệp của mình khi gửi đến cho khách hàng.

    Vậy làm thế nào để áp dụng điều này cho thương hiệu của bạn?

    Bạn chắc chắn đã nghe một hoặc hai lần trong những buổi học về marketing rằng nội dung quảng bá sản phẩm của bạn cần một lời kêu gọi hành động rõ ràng, nhưng bên cạnh đó còn phải xem xét thêm một vài yếu tố. 

    Mỗi quảng cáo bạn chạy cũng đều đóng góp và củng cố hình ảnh thương hiệu, những quảng cáo xuất hiện cùng một màu sắc với tần xuất dày đặc sẽ đem lại hiệu quả đến mức cuối cùng mọi người sẽ có thể nói ngay đó là quảng cáo của bạn mà không cần phải phân tích nhiều.

    Để làm điều này, bạn cần bắt đầu với một ý tưởng rõ ràng về những gì thương hiệu của bạn đại diện cho. Hãy ngồi xuống và suy nghĩ về cách bạn muốn thương hiệu của bạn được cảm nhận, những từ ngữ mà bạn sẽ sử dụng để mô tả những gì thương hiệu của bạn làm và những gì làm cho bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

    Sau đó tổng hợp lại tất cả những ý tưởng đó, vậy là bạn đã có một hình ảnh rõ ràng cho thương hiệu của mình!

    3. Chiến lược marketing của IKEA: Đầu tư vào nội dung tiếp thị

    Gia tăng trải nghiệm dịch vụ phụ, như chuỗi nhà hàng với món thịt viên Thụy Điển là một ý tưởng tuyệt vời, tuy nhiên trong thời đại công nghệ số cần có một nội dung tiếp thị bắt mắt, rõ ràng. 

    Từ các video trong Series Home Tour cho đến các bảng cảm hứng trên Pinterest, IKEA đã làm chủ nghệ thuật chế tạo nội dung trực tuyến khiến khách hàng vô cùng thích thú với những ấn phẩm này của họ.

    marketing-killer-IKEA-homeaz.vn.png7.png

    Mỗi cơ hội bạn có thể tiếp xúc với khách hàng là cơ hội để bạn xây dựng thương hiệu, củng cố mối quan hệ với khách hàng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

    IKEA nhận ra điều này, và nó là một trong những lý do khiến họ hưng thịnh.

    Làm thế nào để áp dụng chiêu thức này vào doanh nghiệp của bạn?

    Bạn không nên sản xuất nội dung mà không có ý nghĩa hoặc lý do. Bắt đầu với một hình ảnh rõ ràng của khán giả về thương hiệu của bạn trong tâm trí. Trả lời những câu hỏi: Khách hàng của bạn là ai? Làm thế nào mà họ tìm thấy bạn? Họ có dành nhiều thời gian lướt Facebook, Twitter hoặc MySpace không? Họ cần bạn cung cấp cho họ cái gì?

    Biết câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn tạo ra các chiến dịch tiếp thị nội dung thành công một cách tự nhiên hơn là gượng ép khách hàng hiểu một cách sống sượng.

    Các chiến dịch của IKEA thường chứa hình ảnh, video và bài viết cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm của họ. Các ấn phẩm truyền thông tiếp cận khách hàng được đặt trong các tình huống ngẫu nhiên, vô tình (thay vì họ chủ động nhìn thấy chúng trong một chương trình khuyến mãi).

    4. Chiến lược marketing của IKEA: Sử dụng các kênh truyền thông hợp lý

    >> Xem thêm: Những con số khủng "biết nói" về IKEA

    Trong một doanh nghiệp mới thành lập thì phương tiện truyền thông thường bị bỏ qua và coi đó là một sự lãng phí, nhưng một khi bạn đã gây dựng nó, thì đây là phương tiện vô cùng quan trọng để tiếp cận tới khách hàng vì vậy bạn cần phải sử dụng nó hợp lý để đạt hiệu quả tối đa.

    Đầu tiên hãy xác định khách hàng cảu bạn thường lang thang trên các trang mạng xã hội nào? Đối với IKEA, các nền tảng đó là Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest.

    Họ đăng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng độc đáo, sự kiện và tin tức; và họ cũng sử dụng nó như một nền tảng để chia sẻ nội dung của họ. Họ trả lời nhanh chóng với những người theo dõi trang của họ và nhanh chóng giải quyết mọi khiếu nại của khách hàng.

    Nên áp dụng như thế nào vào kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp của bạn ra sao?

    Có rất nhiều lời khuyên ngoài kia về cách sử dụng mạng xã hội như một phương tiện truyền thông, nghe thì nó có vẻ khá dễ dàng để bắt đầu. Facebook có một tài nguyên hữu ích đáp ứng cho các nhu cầu bán hàng của các doanh nghiệp.

    Dưới đây là một số mẹo dựa trên những gì đã làm cho IKEA thành công:

    • Đăng bài thường xuyên:  Mạng xã hội hoạt động không ngừng, vì vậy hãy xuất bản thường xuyên để luôn chiếm vị trí đứng đầu trong tâm trí khách hàng của bạn.
    • Quảng cáo và đăng các chương trình khuyến mại và khuyến mãi dành riêng cho mạng xã hội mà khách hàng của bạn sử dụng nhiều. Điều này sẽ tăng lượng người theo dõi của bạn và giữ cho mọi người tương tác với trang của bạn.
    • Lắng nghe những người theo dõi bạn. Bạn có thể giúp biến trải nghiệm xấu thành trải nghiệm tốt bằng cách trả lời khiếu nại nhanh chóng và giải quyết vấn đề kịp thời. Kiểm tra trên phương tiện truyền thông xã hội ít nhất một lần một ngày để trả lời bình luận và tin nhắn riêng tư.
    • Quảng bá chéo bài viết của bạn trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội để tối đa hóa phạm vi tiếp cận của bạn.

    5. Chiến lược marketing của IKEA: Xác định tập khách hàng của doanh nghiệp bạn

    Mạng xã hội là một cách tuyệt vời để tương tác với khách hàng của bạn, nhưng bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn về họ.

    Có vẻ như rất nhiều doanh nghiệp cần tiếp thị sản phẩm chỉ đang cố gắng đọc tâm trí khách hàng, nhưng không bao giờ nhận được câu trả lời trực tiếp từ họ? IKEA đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công bởi họ đã nhìn nhận được sâu sắc vấn đề của khách hàng, từ đó giúp định hình các quyết định tiếp thị và sản phẩm của họ.

    Một ví dụ tuyệt vời để minh chứng cho điều này là chiến dịch đầu tiên của họ: 59, nơi họ tiếp cận với khách hàng của mình để hỏi họ về thói quen buổi sáng và cách nó ảnh hưởng đến thời gian còn lại trong ngày của khách hàng.

    Sau đó, họ đã tạo ra chiến dịch First: 59 để cung cấp lời khuyên và lời khuyên chuyên môn cho khách hàng của họ.

    Làm thế nào để ứng dụng nó cho doanh nghiệp của bạn?

    • Tiếp cận với khách hàng của bạn và đặt câu hỏi cho họ.
    • Gửi email cho họ một cuộc khảo sát. Đăng một liên kết hoặc số điện thoại trên trang web của bạn. Tạo một chiến dịch hashtag trên Twitter.
    • Nhiều người rất vui khi chia sẻ ý kiến của họ về các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Điều này có thể là cụ thể cho sản phẩm của bạn hoặc cho toàn bộ thị trường.

    Điểm mấu chốt ở đây chính là là bạn chỉ cần hỏi họ!

    6. Chiến lược marketing của IKEA: Giữ cho sản phẩm luôn mới mẻ, bắt mắt 

    marketing-killer-IKEA-homeaz.vn.png8.png

    IKEA liên tục bổ sung vào danh sách sản phẩm của mình với các sản phẩm mới và nó thường trở thành một phần trong bộ sưu tập vĩnh cửu của họ.

    Bất cứ khi nào có sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm, họ sẽ tạo ra sự hứng thú để khách hàng tới khám phá, cũng như tạo ra các cơ hội mới để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

    Trên hết, họ điều hành các chương trình khuyến mãi, sự kiện và các chiến dịch tiếp cận cộng đồng để thu hút sự chú ý của mọi người.

    Làm thế nào để áp dụng chiêu thức này cho doanh nghiệp của bạn?

    Mặc dù thêm vào danh sách sản phẩm và dịch vụ của bạn là một cách tuyệt vời để thay đổi mọi thứ và thu hút doanh nghiệp mới, bạn có thể tạo ra sự quan tâm mới theo một số cách như sau: Tạo bài viết blog hoặc infographics mới, xuất bản video mới, cập nhật thiết kế trang web của bạn.

    Một chiến lược tốt khác là quảng bá lại một số chiến dịch mạnh nhất của bạn với các tinh chỉnh tinh tế.

    Điều này sẽ khiến cho những sản phẩm của bạn luôn có cảm giác mới mẻ, thú vị thu hút thêm được nhiều khách hàng chú ý tới doanh nghiệp. 

    7. Chiến lược marketing của IKEA: Đừng quá cứng nhắc

    Người tiêu dùng ngày nay đang cảm thấy mệt mỏi áp lực với những quảng bá thương hiệu "đao to búa lớn", và đó là một phần lý do khiến chiến lược của IKEA cộng hưởng với họ.

    IKEA biết đồ nội thất là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng họ cũng biết có nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống của bạn hơn sản phẩm của họ.

    Quảng cáo của họ phản ánh điều này bằng cách giữ cho mọi thứ nhẹ nhàng và vui vẻ.

    Làm thế nào để bạn có thể áp dụng chiêu thức này cho doanh nghiệp của mình?

    • Lồng ghép sự hài hước và vui vẻ, lạc quan một cách tinh tế trong quảng cáo của bạn.
    • Quảng cáo IKEA biến tấu vui các chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ của Apple cho các sản phẩm mới là một ví dụ tuyệt vời. Sự châm biếm hài hước này ngay lập tức có thể nhận ra đối với bất kỳ ai, và nó mang lại ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng.
    • Tránh quảng cáo xuất hiện mang cảm giác nặng nề hoặc giật gân. Đừng mang lại cảm giác căng thẳng rằng chắc chắn rằng sản phẩm mà bạn đang bán sẽ thay đổi cuộc sống của khách hàng của bạn mãi mãi, mà chỉ cần nó sẽ cải thiện cuộc sống của họ là đủ!

    Bằng những bài học đắt giá từ IKEA, bạn có thể đã sẵn sàng để khởi động một chiến lược Marketing Killer và hãy tự tin và thực hiện chúng một cách chính xác.

    IKEA là gì

    IKEA (viết tắt của Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh nghiệp tư nhân của Thụy Điển. Hiện nay, đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới chuyên về thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở.

    IKEA được thành lập năm 1943 bởi một thanh niên 17 tuổi, Ingvar Kamprad sống ở Thụy Điển, tên gọi IKEA bắt nguồn từ các chữ cái đầu của tên của người sáng lập (Ingvar Kamprad), các trang trại, nơi ông đã lớn lên (Elmtaryd) và giáo xứ nhà mình (ở Agunnaryd, trong Småland, Nam Thụy Điển).

    IKEA cũng là nơi tiêu thụ gỗ lớn thứ 3 thế giới sau The Home Depot và Lowe's, thống kê của Liên minh Châu Âu cho biết.

    (Tóm tắt đế chế IKEA trong vài dòng).

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan