Tư vấn nội thất Nghiên cứu

Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc: Vừa là cây cảnh, vừa là thảo dược quý

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Cây hoa cúc mốc là loài cây cảnh khá phổ biến ở miền Bắc, chúng còn được biết đến với nhiều tên như: nguyệt bạch, cúc bạch,… nhưng nổi tiếng nhất ở cái tên hoa cúc mốc. Được biết đến là một loại cây có sức kháng rất tốt, liệu cây hoa này có cần đên kỹ thuật trồng? Hãy cùng HomeAZ tìm hiểu nhé!

    Đặc điểm của cây hoa cúc mốc 

    Cây hoa cúc mốc là loài cây cảnh khá phổ biến ở miền Bắc. Tên khoa học của chúng là crossostephium chinense hoặc graphalium spp thuộc họ cúc và thuộc loại cây thân gỗ nhỏ xinh, chiều cao chỉ khoảng 20-80cm với dạng hoa lá độc đáo. Chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi mỹ miều như: nguyệt bạch, cúc bạch, bạch phù dung… nhưng lại nổi tiếng nhất ở cái tên cúc mốc.

    cay-hoa-cuc-moc-1

    Cây hoa cúc mốc có hình dáng cây rất độc đáo với thân cây cứng, thô, nhỏ, màu nâu, dáng cây gồ ghề, phong trần và phân thành nhiều cành nhánh. Lá của cây hoa cúc mốc mọc so le, ở gần gốc lá chia thành 3 thùy nhỏ, các lá phía trên hình trứng thuôn dài , to dần về ngọn, đầu tù.  Đặc biệt, lá cây mọc vòng ở đỉnh, trên mặt lá có phủ lông tơ mịn màu trắng trông xa như những vết mốc. Chính đặc điểm này, cũng đã tạo nên tên gọi đáng yêu như hiện tại "cây hoa cúc mốc".

    cay-hoa-cuc-moc-2

    Một điểm thú vị ở cây hoa cúc mốc khiến nó được nhiều người yêu thích nữa là, cúc mốc có sức sống khá kiên cường bởi khi lá già úa, chết đi vẫn kiên cường bám chặt vào thân. Thân cây lại gồ ghề, có dáng thế nên mang vẻ đẹp độc đáo và lạ mắt. Hoa cúc mốc mọc ở kẽ lá kết thành chùm màu vàng xanh nhưng nhỏ bé và không nổi bật, mùi hắc đặc trưng của họ cúc. Hoa thường nở từ tháng 1-3 hàng năm.

    Cây hoa cúc mốc - Vừa là cây cảnh, vừa là thảo dược quý

    Cây cúc mốc hoa tuy không đẹp nhưng cây và lá lại rất “gợi hình”, bởi vậy mà người ta hay đặt nó bên đá cảnh gọi là tiểu cảnh thạch cúc. Vẻ đẹp của cúc mốc chính là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự hoang dại vốn có, nó gần như lột tả được hết vẻ đẹp, ý nghĩa của thế và dáng mà chủ nhân muốn thể hiện…Loại cây này rất hữu dụng khi trồng trong khuôn viên của gia đình.

    Cây hoa cúc mốc - Vừa là cây cảnh, vừa là thảo dược quý

    Cây hoa cúc mốc - Vừa là cây cảnh, vừa là thảo dược quý

    Ngoài ra, cây hoa cúc mốc nếu Cúc mốc nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt, cũng có thể dùng để làm thuốc. Theo Đông y, cúc mốc có vị cay, thơm, tính mát, không độc, tác dụng trị can hoả, dương phế khí, làm tan màng nhầy, làm sáng mắt, trừ uế khí, chữa thổ huyết, chảy máu cam, cùng các chứng khác về huyết, chữa sởi, gầy lở, ù tai, trị ho, làm thuốc điều hoà kinh nguyệt.

    Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc

    1. Điều kiện thời tiết và nhiệt độ trồng cây hoa cúc mốc

    Cây hoa cúc mốc rất dẻo dai, có sức đề kháng tốt, khả năng chịu khắc nghiệt cao nên rất dễ trồng và chăm sóc. Do đó, khi trồng chỉ cần đảm bảo yêu cầu ánh sáng tốt hoặc cũng có thể để nơi có ánh sáng bán phần. Nắng nhiều thì lá cây càng đẹp. Cây chịu được nóng tốt, chịu lạnh kém hơn. Cúc mốc ưa ẩm trung bình, nhiệt độ ưa thích của cúc mốc là từ 10-35oC.  

    Điều kiện thời tiết và nhiệt độ trồng cây hoa cúc mốc

    Điều kiện thời tiết và nhiệt độ trồng cây hoa cúc mốc

    – Đất trồng: Cây hoa cúc mốc không kén đất, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Nếu trồng chậu nên trồng đất thoáng xốp để cây phát triển. Nếu trồng lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để bộ lá xum xuê.

    – Tưới nước: Nhu cầu nước của cây hoa cúc mốc rất ít vì thân gỗ, lá nhỏ. Tưới nhiều quá làm cây bị úng, thối rễ, dẫn đến chết cây. Cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi trắng.

    – Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa cúc mốc cũng không nhiều. Nếu trồng lấy lá thì có thể bón phân 2-3 tháng/lần bằng các loại phân giàu dinh dưỡng.

    – Sâu bệnh thường gặp: Cây hoa Cúc mốc ít bệnh,  được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên giâm cành hiệu quả hơn.

    2. Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc

    Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc

    Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc

    Cây hoa cúc mốc không kén đất vì vậy, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Nếu lựa chọn trồng cây hoa cúc mốc trong chậu thì nên trồng đất thoáng xốp để cây phát triển. Nếu muốn trồng cây hoa cúc mốc lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để bộ lá xum xuê.

    Trên đây là những chia sẻ của HomeAZ về "Kỹ thuật trồng cây hoa cúc mốc để nó: Vừa là cây cảnh, vừa là thảo dược quý". Hy vọng quý vị và các bạn có thêm những thông tin tham khảo cần thiết!

    Ngoài ra, các bạn đừng quên tham khảo những mẫu cây hoa cúc mốc đẹp tại đây nhé: Cây hoa cúc mốc để bàn.

    XEM THÊM:

    >>>Chơi Hoa Cúc Mốc nhàn tênh mà không cần tốn công chăm sóc

    >>>5 loại cây cảnh phong thủy, đặt đâu tiền chảy về đó

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan