Tư vấn nội thất Tư vấn sản phẩm

KTS tiết lộ kinh nghiệm thiết kế chiếu sáng phòng bếp vừa đẹp vừa hợp lý

  • 0 /5 của 0 đánh giá

    Thiết kế chiếu sáng phòng bếp sao cho hợp lý là chủ đề mà rất nhiều người quan tâm. Mời bạn tham khảo chia sẻ từ kinh nghiệm của kiến trúc sư trẻ Trần Anh Tùng về vấn đề này.

    Tầm quan trọng của việc thiết kế chiếu sáng phòng bếp

    Phòng bếp thường là khu vực ưa thích nhất của các gia đình và những người yêu thích việc nấu nướng. Một căn bếp đẹp là một căn bếp có hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý, được bố trí ở những vị trí thích hợp vừa giúp nâng tầm thẩm mỹ ngôi nhà vừa giúp người nội trợ an toàn trong công việc nấu nướng, sơ chế thực phẩm. 

    Thiết kế chiếu sáng phòng bếp là một bước thiết kế rất nhỏ trong tổng thể căn bếp, nhưng lại là một công đoạn hết sức quan trọng để hoàn thiện được vẻ đẹp và không gian sang trọng của ngôi nhà.

    Thiết kế chiếu sáng phòng bếp như thế nào cho đẹp và hợp lý?

    Chiếu sáng thường được chia ra theo nhiều kiểu định nghĩa, nhưng thông thường hệ thống chiếu sáng trong phòng bếp sẽ được phân loại thành 3 dạng:

    - Ánh sáng tổng thể (thường là ánh sáng môi trường, hoặc hệ thống đèn downlight tỏa)

    - Ánh sáng chức năng

    - Ánh sáng nhấn

    Một căn bếp đẹp là căn bếp có hệ thống chiếu sáng đầy đủ. (Ảnh: KTS Trần Anh Tùng)

    Một căn bếp đẹp là căn bếp có hệ thống chiếu sáng đầy đủ. (Ảnh: KTS Trần Anh Tùng)

    1. Ánh sáng tổng thể

    Là nguồn ánh sáng lớn, chịu trách nhiệm "tỏa ra" và là nguồn sáng chịu trách nhiệm chính cho việc cảm nhận hình khối - màu sắc - chất liệu của con người khi đứng trong nội thất của căn phòng bếp. Ánh sáng tổng thể có thể là nguồn sáng trực tiếp (ánh sáng thiên nhiên từ một ô cửa sổ lớn trong bếp) hoặc gián tiếp (ánh sáng lấy qua giếng trời). 

    Nhiều căn bếp có ô cửa sổ lớn thì ánh sáng tổng thể chính là từ ô cửa sổ này. (Ảnh: KTS Trần Anh Tùng)

    Nhiều căn bếp có ô cửa sổ lớn thì ánh sáng tổng thể chính là từ ô cửa sổ này. (Ảnh: KTS Trần Anh Tùng)

    Vòi rửa chén toto tx606kes lạnh

    Để cung cấp ánh sáng tổng thể cho căn bếp trong trường hợp những không gian hạn chế về ánh sáng tự nhiên (như trường hợp chung cư chỉ có cửa sổ nhỏ, nhà ống không có giếng trời hoặc giếng trời rất nhỏ) thì sẽ là ánh đèn. Hệ thống đèn của ánh sáng tổng thể đối với nhà ở nên nằm ở mức 5500K trở xuống tới 4000K (tùy trường hợp và sở thích), không nên dùng đèn 6500K.

    2. Ánh sáng chức năng

    Đèn hắt tủ bếp trên, đèn đọc sách, đèn thả trên bàn làm việc,... là dạng ánh sáng chức năng, dùng để giúp người nội trợ có khoảng không gian làm việc hiệu quả do được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Ánh sáng chức năng ở từng khu vực sẽ giúp cho công việc nấu nướng, sơ chế thực phẩm trở nên nhanh gọn hơn, dễ dàng hơn.

    Ánh sáng chức năng thường sẽ ở nhiệt độ màu tương đương hoặc thấp hơn ánh sáng môi trường (tức tương đương hoặc vàng hơn) tùy vào nhu cầu của khu vực. Một họa sĩ cần bàn làm việc để vẽ màu, thì anh ta sẽ không chọn loại đèn có màu vàng 3500K vì sẽ dẫn tới sai lệch về màu sắc trầm trọng, mà sử dụng ánh sáng nắng để cho ánh sáng "thật" nhất. Một chiếc đèn đọc sách trước khi đi ngủ thì có thể dùng 3500K, để đọc xong mắt người đỡ bị mỏi, ngủ sẽ ngon.

    Tùy vào sở thích của gia chủ mà các gia đình sẽ chọn đèn ánh sáng trung tính hay ánh sáng vàng cho căn phòng bếp. Ảnh: Pinterest

    Tùy vào sở thích của gia chủ mà các gia đình sẽ chọn đèn ánh sáng trung tính hay ánh sáng vàng cho căn phòng bếp. Ảnh: Pinterest

    Lời khuyên là nếu muốn hình ảnh các món ăn và các sự vật trong bếp được "thật" nhất thì gia chủ cần hạn chế ánh sáng màu vàng và nên dùng đèn trung tính.

    3. Ánh sáng nhấn

    Ánh sáng nhấn bao gồm: đèn hắt trần (tuy nhiên hắt trần cũng có chức năng thú vị riêng khi dùng một mình, ví dụ như bếp liên thông với phòng khách, buổi tối chỉ bật mỗi hắt trần khu bếp cho cảm giác thư giãn nhẹ nhàng), đèn hắt chân tủ bếp dưới, một số loại đèn tường và đèn trần trang trí, ánh nến,... Ánh sáng nhấn thường có tác dụng trang trí, làm tăng thêm cảm xúc cho không gian của căn bếp mỗi gia đình.

    Mặc dù không ai cần tới cả đèn trần với đèn thả bàn ăn mới có thể nhìn rõ đĩa thức ăn, nhưng có đèn thả bàn ăn sẽ làm cho những mâm cơm trở nên đong đầy và chứa chan tình cảm. Ảnh: Pinterest

    Mặc dù không ai cần tới cả đèn trần với đèn thả bàn ăn mới có thể nhìn rõ đĩa thức ăn, nhưng có đèn thả bàn ăn sẽ làm cho những mâm cơm trở nên đong đầy và chứa chan tình cảm. Ảnh: Pinterest

    Đèn thả châu tròn kim loại sáng – dt00059

    Đặc điểm chung của ánh sáng nhấn là chúng thường được dùng ở nhiệt độ màu 3500K-4000K và chỉ có tác dụng chiếu sáng chính nó hoặc chiếu sáng đồ đạc (quần áo, tranh, đồ decor...). Các không gian căn bếp nếu như muốn tăng thêm sự lãng mạn và nhẹ nhàng có thể cân nhắc tới các loại đèn thả trần với ánh sáng dịu nhẹ, không quá chói để làm bữa cơm của mình thêm ngọt ngào và ấm cúng hơn.

    Nguồn: KTS Trần Anh Tùng - Văn phòng Modulor Design

    Chia sẻ:

    Tư vấn sản phẩm Thế giới nội thất Nhà đẹp Xu hướng - Thị trường
    Phong thủy Nghiên cứu Nhân vật Mẹo vặt

    Bài viết liên quan